Tín hiệu xanh từ doanh nghiệp trong cuộc chiến chống rác thải nhựa và bảo vệ môi trường
Mỗi năm, môi trường phải hứng chịu 300 triệu tấn rác thải từ nhựa. Trong đó, có 8 triệu tấn đổ thẳng ra đại dương. Mỗi phút, có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ. Những chai nhựa này được sản xuất chỉ trong vài giây, sử dụng trong vài phút và mất 450 - 1000 năm để phân hủy. Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về lượng rác thải nhựa xả ra biển. Người Việt thải gần 18.000 tấn rác thải nhựa mỗi ngày.
Những con số trên cho thấy rác thải nhựa là vấn nạn toàn cầu ở thời điểm hiện tại, và là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng đối với Việt Nam. Người dân thuộc mọi tầng lớp, thành phần đều cần hành động để đẩy lùi vấn nạn này, và các doanh nghiệp càng không thể ngó lơ.
Doanh nghiệp không thể thờ ơ trước thực trạng môi trường bị tàn phá bởi nghĩa vụ và trách nhiệm. Doanh nghiệp tồn tại và phát triển được là nhờ sự "hậu thuẫn" đầy hào phóng của môi trường. Hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp tác động trực tiếp đến môi trường. Khi màu xanh của Trái đất bị đe dọa, doanh nghiệp cần tỏ rõ vai trò và trách nhiệm của mình bằng những hành động thiết thực. Ví dụ như cho ra đời những sản phẩm thân thiện, không gây nguy hại đến môi trường và hệ sinh thái; hay tổ chức những hoạt động giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nơi người tiêu dùng.
Không chỉ là trách nhiệm, doanh nghiệp cũng "được" rất nhiều trong cuộc chiến này. Dễ thấy, trong bối cảnh ô nhiễm rác thải nhựa khiến toàn xã hội "đau đầu", mỗi động thái xanh của các doanh nghiệp đều được truyền thông quan tâm. Vậy nên tìm kiếm và áp dụng những giải pháp giúp giảm thiểu lượng rác thải nhựa thải ra môi trường không chỉ là việc đúng đắn cần làm, mà còn mang đến cơ hội để doanh nghiệp "ghi điểm" với truyền thông và dư luận.
Sự kiện "Biệt đội tái chế" đánh dấu động thái đầu tiên của tập đoàn Unilever trong hành trình đẩy lùi rác thải nhựa. Sự kiện lập tức nhận được sự quan tâm lớn từ truyền thông.
Không chỉ dừng ở đó, dễ thấy người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn đối với mỗi thứ họ mua. Họ sẵn sàng chi trả và ủng hộ nhiều hơn cho những sản phẩm xanh đến từ doanh nghiệp xanh. Việc doanh nghiệp đặt sự an nguy của môi trường lên hàng đầu chính là cách để tăng "brand-love" trong lòng chính những khách hàng của họ.
Chỉ những doanh nghiệp đặt khách hàng là trọng tâm thay vì lợi nhuận mới có thể tồn tại dài lâu. Điều này liên quan trực tiếp đến mục tiêu mang tính tất yếu với mỗi doanh nghiệp là phát triển bền vững. Cạnh tranh thương trường ngày càng khốc liệt, những đòi hỏi và yêu cầu đối với doanh nghiệp ngày càng cao. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững buộc phải hướng tới mục tiêu hoạt động toàn diện, vĩ mô, không để bị giới hạn bởi lợi nhuận kinh tế đơn thuần.
Cuộc chiến chống rác thải nhựa tại Việt Nam: Tín hiệu xanh bước đầu từ các doanh nghiệp
Trên toàn thế giới, từ đầu năm 2018, những thương hiệu lớn như Coca-Cola, Evian, Starbucks, McDonald’s,... đã liên tục có những động thái nhằm cải thiện thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa.
Tại Việt Nam, người tiêu dùng cũng chứng kiến bước "chuyển dịch xanh" của các nhãn hàng hay doanh nghiệp: Comfort, Sunlight, Love Beauty and Planet thuộc tập đoàn Unilever sử dụng 100% nhựa tái chế thay nhựa nguyên sinh cho bao bì sản phẩm; Lotte Mart thay bao nilon bọc sản phẩm bằng lá chuối, hộp bã mía; Saigon Co.op ngừng kinh doanh ống hút nhựa tại hơn 600 siêu thị lớn nhỏ trên khắp cả nước,...
Comfort, Sunlight, Love Beauty and Planet thuộc tập đoàn Unilever cam kết sử dụng 100% nhựa tái chế thay nhựa nguyên sinh cho bao bì sản phẩm.
Trong đó, Unilever có thể xem là doanh nghiệp khẳng định rõ nét nhất quyết tâm của mình trong cuộc chiến đẩy lùi rác thải nhựa. Không chỉ cam kết sử dụng 100% nhựa tái chế thay nhựa nguyên sinh cho bao bì sản phẩm, các nhãn hàng của Unilever là Sunlight và Comfort khuyến khích khách hàng mua sản phẩm dạng túi để refill vào chai rỗng cũ tại nhà. Sunlight đặt trạm refill tại 4 TTTM lớn ở Hà Nội và Hồ Chí Minh trong nhiều ngày để khách hàng trực tiếp trải nghiệm "rót đầy" sản phẩm mới vào chai Sunlight cũ. Unilever cũng tổ chức những sự kiện ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng.
Mẹ và các bé đến với sự kiện "Biệt đội tái chế" được hướng dẫn cách tái chế vỏ chai nhựa đã qua sử dụng. Unilever sẽ tiếp tục duy trì các hoạt động vì môi trường sau sự kiện này.
Cuộc chiến chống rác thải nhựa và bảo vệ môi trường mới chỉ bước vào giai đoạn đầu, đòi hỏi các doanh nghiệp xanh cần nỗ lực và bền bỉ hơn. Tin chắc rằng các doanh nghiệp tiên phong hướng đến sự chuyển dịch xanh tại Việt Nam như Unilever, Lotte Mart, Saigon Co.op,... sẽ còn tạo cho mình thêm nhiều cơ hội để tăng thêm "brand-love" trong lòng khách hàng hơn nữa. Những thương hiệu xanh khi đó đã sáng sẽ càng sáng hơn, và doanh nghiệp xanh sẽ ngày càng lớn mạnh, đi đúng hướng trên lộ trình phát triển bền vững.
Theo: Nhịp Sống Kinh Tế
TIN CŨ HƠN
- Chuyện Thế giới Di động bán đồng hồ: Đi sau và "phá giá" 20% để hút khách vẫn thu về biên lãi gộp gấp đôi đối thủ
- Công ty của tỷ phú Thái tìm nhân sự cho mảng nông nghiệp sạch tại Việt Nam
- Vinamilk – Doanh nghiệp tiên phong trong ngành công nghiệp sữa
- Tín hiệu vui từ thị trường thực phẩm có lợi cho sức khoẻ tại Việt Nam
- Chuyển đối tượng mục tiêu từ "quý ông" sang "quý bà", Lazada tham vọng xây dựng siêu thị online tại Việt Nam, lượng mua sắm ngang ngửa kênh offline với tỷ trọng 50-50
- Thị trường dần bão hòa, nhiều doanh nghiệp hàng tiêu dùng 'bạo chi' cho quảng cáo, khuyến mãi
- Thế Giới Di Động thu nghìn tỷ đồng nhờ bán nồi niêu, xoong chảo
- Gần như không quảng cáo, Zara thu hút khách hàng như thế nào?
- Bách Hóa Xanh vừa có tháng mở rộng mạnh nhất từ trước đến nay, tiêu thụ 6.000 tấn hàng tươi sống trong 1 tháng
- Masan Consumer đặt mục tiêu lãi tối thiểu 4.000 tỷ đồng