TMĐT sau gần chục năm tại Việt Nam: Cuộc chiến về giá liệu con lợi thế?
Cuộc chiến "đốt tiền" giữa các sàn TMĐT vẫn chưa đến hồi kết
Đối với người tiêu dùng trên các sàn TMĐT, "giá rẻ" luôn là một trong những yếu tố quan trọng, được xem xét kỹ lưỡng trước khi ra quyết định mua hàng.
Đánh giá về cuộc chiến về giá ngày càng khốc liệt giữa các sàn TMĐT, ông Hà Thanh Tùng - Chủ tịch hội đồng quản trị của Metric chia sẻ: "Tôi cho rằng trong ngắn hạn, cạnh tranh về giá vẫn xảy ra trên quy mô lớn, bởi vì thị trường đã được xây dựng bởi đặc tính "thích giá rẻ" gần một thập kỷ qua và đây cũng là sở thích chung của người tiêu dùng Châu Á. Tôi quan sát thấy các sàn TMĐT vẫn đang chấp nhận sự thật này, cạnh tranh giá chưa dừng lại, bằng chứng là xu hướng người mua thấy sản phẩm trên mạng xã hội rồi lại qua sàn tìm mức giá rẻ nhất, đây vẫn là hành xử phổ biến của người mua. Tuy nhiên, các sàn TMĐT đang tiếp cận người tiêu dùng theo những phương thức mua hàng mới. Ví dụ, TikTok Shop mở ra trải nghiệm mua sắm giải trí, Shopee mở thêm hình thức mua trước trả sau, Lazada dường như đang tập trung hơn vào mua hàng chính hãng,… Để tìm kiếm lợi nhuận, họ đã tập trung nâng giá trị trong thế mạnh của mình, bao gồm khả năng tối ưu vận hành và khai thác tối đa hệ sinh thái đã tạo ra. Số liệu của chúng tôi cũng tìm thấy những doanh nghiệp bán hàng với mức giá cao hơn thị trường mà vẫn thành công bằng chiến lược tập trung vào thương hiệu, dịch vụ, trải nghiệm mua sắm. Nghĩa là đặc tính "thích giá rẻ" của thị trường dù vẫn đang là hiện thực, nhưng nó không hề ngăn cản một doanh nghiệp thành công nếu họ bán giá cao. Các câu chuyện thành công khi bán giá cao hiện tại vẫn đang được phát triển từ một đặc thù thế mạnh của doanh nghiệp, nhưng điểm chung đó là chiến lược này có thể thành công nhờ nội lực của doanh nghiệp chứ không bị ngăn cản bởi đặc tính giá rẻ của thị trường, vì vậy tôi tin sẽ rất sớm sẽ xuất hiện những hình mẫu, mô hình mà doanh nghiệp nào cũng có thể thực thi."
Hướng đi nào cho các doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng E-Commerce?
Cuộc chiến về giá giữa các sàn TMĐT được nhiều chuyên gia nhận định sẽ còn tiếp diễn trong thời gian dài. Điều này phần nào cũng sẽ ảnh hưởng và lôi kéo các nhà bán vào vòng xoáy "giá rẻ" khi hoạt động trên các nền tảng Ecommerce.
Theo thống kê của Metric 6 tháng đầu năm 2023, mức giá phổ biến trên các sàn TMĐT nằm trong khoảng từ 100.000 đồng đến 350.000 đồng - 1 mức giá được coi là khá rẻ khi đi mua sắm. Chính vì vậy, "giá rẻ" cho đến hiện tại vẫn luôn là hướng đi hợp thời.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp cứ đẩy giá xuống, chấp nhận "cắt máu" để giành thị phần sẽ không phải hướng đi bền vững. Đặc biệt, đối với những doanh nghiệp không trường vốn hoặc xác định đứng ngoài cuộc chiến về giá ngay từ đầu thì cần có những bước chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để khiến cửa hàng trực tuyến của mình nổi bật và thuyết phục được khách hàng chịu chi bất chấp các mặt hàng "rẻ bèo" trên thị trường.
Về vấn đề này, ông Vũ Minh Trà - Founder tại Babyhop và Shoptida (những doanh nghiệp top đầu trên sàn TMĐT Shopee) chia sẻ: "Đối với doanh nghiệp trên sàn TMĐT giá bán thực sự rất quan trọng đến quyết định mua hàng của Khách hàng. Tuy nhiên để có mức giá hời cho người mua đồng thời doanh nghiệp ổn định và có lợi nhuận tốt cần lưu ý 3 vấn đề sau. Đầu tiên là việc xác định mô hình kinh doanh rất quan trọng nếu chỉ duy nhất 1 mô hình kinh doanh Sàn TMĐT, không đại lý, không offline sẽ có cơ cấu chi phí phù hợp để có mức giá tốt trên sàn TMĐT. Thứ 2 là việc linh hoạt tận dụng tốt các chương trình của sàn TMĐT để khách hàng của mình được ưu đãi nhất với chi phí thấp nhất. Ví dụ Shopee gần đây Freeship toàn sàn cho gần như tất cả các đơn hàng. Mình sẽ không mua gói Freeship 6%, phí dịch vụ đó có thể giảm thêm cho khách hàng hoặc chuyển thành quà tặng. Ví dụ nữa là Shopee có voucher giảm 10% cho đơn hàng trên 200K thì việc mình đặt giá 200K sẽ tốt hơn là giá rẻ 195K. Và cuối cùng một chiến lược giá hợp lý và ổn định dựa trên nền tảng khác biệt của sản phẩm, khác biệt về dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giúp shop của bạn vững vàng hơn trên con đường phát triển TMĐT Việt Nam".
Trung tâm Phát triển Thương mại Điện tử thuộc Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số Bộ Công Thương cũng không đứng ngoài cuộc. Gần đây nhất, trung tâm đã ký biên bản thoả thuận với Công ty Cổ phần Khoa học và Dữ liệu (Metric) nhằm theo sát tình hình thị trường (giá, nhằm đưa ra kịp thời những chính sách, hoạt động hỗ trợ phát triển TMĐT tại Việt Nam 1 cách bền vững. Với số liệu sàn TMĐT khách quan do một đơn vị trung lập thống kê, đây sẽ là cơ sở hỗ trợ tối đa dữ liệu cần thiết trong hoạch định chính sách và quản lý thị trường eCom trong tương lai gần, đặc biệt tại các tỉnh thành chưa có nhiều kinh nghiệm về Thương mại Điện tử.
Tổ Quốc
TIN CŨ HƠN
- Cạnh tranh khốc liệt trên thị trường giao đồ ăn
- Chiến dịch truyền thông tăng độ phủ thương hiệu của “chiến binh" giao vận 247Express
- Tỷ lệ sử dụng tăng kỷ lục, TikTok Shop vẫn thua xa Shopee, Lazada về mức độ được yêu thích tại Việt Nam
- Nền tảng phân phối sản phẩm tài chính thông qua mạng lưới cộng tác viên MFast vừa gọi vốn thành công 6 triệu USD
- J&T Express mở rộng mạng lưới - Tăng cơ hội kinh doanh cho cộng đồng
- Cả ĐNÁ mê mệt một sàn TMĐT: Trở thành hiện tượng nhờ cộng đồng siêu tương tác, giúp người bán đổi đời chỉ sau 1 video
- Giá trị TMĐT ước tính 32 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam lọt Top 3 thế giới thu hút nhiều nhà đầu tư nhất
- TikTok Shop "vượt mặt" Lazada trở thành sàn TMĐT lớn thứ 2 Việt Nam
- Alibaba bơm thêm 845 triệu USD cho Lazada, quyết chiến Shopee, Amazon
- Xây dựng sàn thương mại điện tử hợp nhất 63 tỉnh, thành