TP HCM chuẩn bị hơn 19.679 tỉ đồng hàng Tết 2021
Tổng dự trữ trên do các doanh nghiệp thương hiệu mạnh, quy mô chi phối thị trường trong mảng phân phối như Saigon Co.op, Satra, Bách Hóa Xanh, BigC, Aeon Citimart…và các đơn vị cung ứng chủ lực mặt hàng lương thực, thực phẩm như: Vissan, Sagrifood (thịt gia súc), Ba Huân, Vĩnh Thành Đạt (trứng gia cầm); Foodcosa, Vinh Phát, Tấn Vương (gạo); Thành Thành Công (đường); Colusa – Miliket, Bình Tây (mì, bún, phở khô); San Hà, Long Bình, Feddy (thịt gia cầm); Phong Thúy, Thảo Nguyên, Phước An (rau củ quả); Liên Thành (nước mắm)…thực hiện.
7.132,6 tỉ đồng trong đó được dùng để chuẩn bị nguồn hàng bình ổn thị trường. Riêng Tháng cao điểm phục vụ Tết (từ ngày 1 đến ngày 30 tháng Chạp Âm lịch), tổng giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp chuẩn bị là 10.425,6 tỉ đồng, hàng bình ổn thị trường là 4.172,4 tỉ đồng.
Ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết lượng hàng chuẩn bị tiêu thụ Tết năm nay tăng 4,4% – 17,3% so với kế hoạch TP giao và tăng 12% – 21,2% so với kết quả thực hiện Tết Canh Tý 2020. Nhiều nhóm hàng chuẩn bị lượng lớn, chi phối từ 22% – 54,5% nhu cầu thị trường như: thịt gia cầm 7.488,2 tấn (chiếm 54,5%), trứng gia cầm 67,9 triệu quả (47%), thực phẩm chế biến 1.051,8 tấn (28,1%), thịt gia súc 5.594,4 tấn (21%), dầu ăn 1.671,8 tấn (27,5%), gạo 3.943,2 tấn (31,5%)...

Các doanh nghiệp kỳ vọng vào sức tiêu thụ thị trường Tết Tân Sửu 2021
"Thông qua chương trình hợp tác thương mại giữa TP HCM và các tỉnh, chúng tôi đã làm việc với các địa phương có nguồn cung lượng hàng lớn cho Thành phố như Đồng Nai, Bình Dương, Lâm Đồng, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang cùng một số tỉnh miền Trung, miền Bắc ... để nắm bắt tình hình hoạt động nuôi trồng, sản xuất hàng Tết, hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ, hỗ trợ đưa hàng hóa nông sản từ các tỉnh, thành vào hệ thống phân phối TP HCM và đưa hàng hóa TP HCM vào hệ thống phân phối các tỉnh, thành" – ông Minh Tú nói cho hay.
Các doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn thị trường cam kết giữ ổn định giá, không điều chỉnh tăng giá bán trong 1 tháng trước Tết và 1 tháng sau Tết, đồng thời thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu trong 2 ngày cận Tết đối với các mặt hàng thiết yếu như: thịt heo, thịt gà, trứng gia cầm...
Bên cạnh đó, trong tháng cận Tết nhằm kích thích mua sắm tiêu dùng, các doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều chương trình khuyến mại, tập trung vào các mặt hàng nước giải khát, bánh, kẹo, mứt, quần áo… Đặc biệt nhiều hệ thống phân phối lớn như Co.opmart, Co.opXtra, Satra, Aeon – Citimart, BigC dự kiến tổ chức nhiều chương trình khuyến mại giảm giá từ 5% – 49% cho hàng ngàn mặt hàng Tết.
Người lao động
TIN CŨ HƠN
- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường dịp cuối năm
- Bình ổn thị trường trong mùa mưa lũ
- 10 năm mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài vào bán lẻ: Doanh nghiệp Việt thắng thế hay bị lấn át?
- Bain & Company: 6 gợi ý tăng trưởng cho các doanh nghiệp bán lẻ tại APAC
- Rau xanh, thịt lợn lại 'leo thang' sau mưa bão
- Ngành bán lẻ, kinh doanh dịch vụ hồi phục thận trọng
- Việt Nam - Một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực
- Cửa hàng tạp hóa vẫn còn đất sống trong giai đoạn hiện nay
- Khi bán lẻ truyền thống được nâng cấp bằng 'vũ khí' công nghệ: Mô hình mới của VinShop hay BuyMed đang đe dọa sự thành công của hàng loạt các chuỗi Circle K, 7-Eleven, Pharmacity, Long Châu?
- Trung tâm thương mại: Nửa đóng, nửa mở