Walmart "gồng mình" để giữ vững danh hiệu nhà bán lẻ lớn nhất thế giới và cạnh tranh với "gã khổng lồ" Amazon
Walmart hiện đang tiến hành với hai chiến lược được thiết kế cho các phân khúc khách hàng khác nhau, đó là đưa ra những cách thức tiện lợi hơn và rẻ hơn cho những cơ sở dành cho khách hàng có thu nhập thấp và trung bình, đồng thời mua lại những thương hiệu cao cấp để thu hút những khách hàng với túi tiền "rủng rỉnh" hơn.
Kế hoạch này đang trong quá trình triển khai. Mức tăng trưởng của doanh số bán hàng đang ở mức cao nhất trong vòng 9 năm. Doanh số bán hàng trực tuyến của Walmart dự kiến tăng 40% trong năm nay.
Jason Goldberg, trưởng bộ phận thương mại tại công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo SapientRazorfish, cho biết: "Họ là một trong số ít những nhà bán lẻ có thể cạnh tranh với Amazon."
Cuộc chiến mảng kinh doanh thực phẩm
Walmart cho rằng các siêu thị có diện tích gần 17 nghìn m2 là "vũ khí" đắc lực nhất trong cuộc chiến với Amazon. Amazon đã mua lại Whole Foods vào năm ngoái nhưng việc tái tạo hình thức mua sắm trực tiếp trở nên phổ biến khắp thế giới không phải là điều dễ dàng.
Khoảng cách "gần gũi" với khách hàng giúp công ty này luôn đi trước một bước so với các đối thủ trong cuộc đua kinh doanh thực phẩm. Khoảng 90% nhà của người Mỹ nằm cách Walmart khoảng 16km, chỉ 20 phút lái xe. Thực phẩm là "quân át chủ bài" của các cửa hàng Walmart, chiếm 56% trong số 500 tỷ USD doanh thu hàng năm.
Theo McMilon, công ty đã nâng cao chất lượng thực phẩm tươi sống và đầu tư vào các thương hiệu riêng, trong đó có Great Value và nhãn hiệu rượu vang. Walmart cũng giảm giá các sản phẩm để cạnh tranh và nâng cấp chuỗi cung ứng nhằm giữ thực phẩm tươi lâu hơn.
Năm 2014, Walmart đã cho ra mắt các cửa hàng nhỏ được đặt ở ngoài siêu thị. Khách hàng có thể đặt hàng trực tuyến tại đó, chọn thời gian lấy hàng và nhận hàng tại hàng nghìn cửa hàng mà không cần phải ra khỏi ôtô. Walmart có tất cả 25 nghìn nhân viên được đào tạo bài bản, họ sẽ chọn sản phẩm và thịt cho những đơn hàng trực tuyến.
Đến cuối năm 2019, các cửa hàng như thế này sẽ có mặt tại 3100 siêu thị của Walmart và các siêu thị nhỏ lân cận. Trong khi đó, Whole Foods chỉ có 470 cửa hàng và chỉ có một phần nhỏ dành cho bán thực phẩm.
Hiện tại, Walmart đang thử nghiệm một loạt dịch vụ của bên thứ nhất và bên thứ ba để xử lý dịch vụ giao hàng. Vào cuối năm nay, công ty có thể sẽ phục vụ 40% dân số Mỹ với dịch vụ giao hàng trực tuyến.
Mặc dù dịch vụ giao hàng trực tuyến chỉ chiếm một phần nhỏ trong số 800 tỷ USD thị trường thực phẩm của Mỹ, nhưng Walmảt vẫn đang thực hiện những bước tiến trong tương lai.
Tiếp cận khách hàng có thu nhập cao
Walmart chỉ xây dựng thêm 10 cửa hàng vào năm tới tại Mỹ, khi chuỗi siêu thị 17 nghìn m2đã quá phổ biến. Vì vậy, Walmart đang cố gắng thu hút đối tượng khách hàng có thu nhập cao chi nhiều tiền hơn cho quần áo, nhu yếu phẩm hàng ngày và đồ gia dụng.
Theo phân tích dữ liệu của Morgan Stanley, doanh thu đến từ ví tiền của những người có thu nhập thấp chiếm 30% trong tổng số 4 tỷ USD của thị trường bán lẻ. Nhưng Amazon đang chiếm ưu thế đối với những sản phẩm chất lượng cao hơn.
Walmart đã phát triển một chiến lược mua lại rất khôn ngoan để tiếp cận những khách hàng có thu nhập cao và giảm bớt lợi thế của Amazon. Thay vì đặt cược vào cái tên Walmart, công ty này đang mua lại các thương hiệu cao cấp hơn Bonobos và các cửa hàng trực tuyến như Moosejaw, Hayneedle và Shoebuy. Walmart cũng đã cho ra mắt một trang web mới, hiện đại hơn, trong đó bao gồm 2000 thương hiệu của các lĩnh vực khác nhau, từ đồ dùng nhà bếp đến quần áo dành cho các hoạt động ngoài trời.
Việc thiết kế lại trang web không chỉ giúp Walmart có thể thu hút những khách hàng giàu có hơn, mà còn thuyết phục được các thương hiệu khác bán hàng tại đó. Không chỉ có vậy, Walmart cũng mang đến cơ hội cho các công ty start-up, họ hoàn toàn có thể bán hàng trên trang web này, giúp tiếp cận những khách hàng có vốn kiến thức về công nghệ.
Mọi sự thay đổi đều để cạnh tranh với Amazon
Họ đã đánh giá thấp dự báo lợi nhuận năm 2009, trích dẫn về thương vụ mua lại 16 tỷ USD cho một cổ phần chi phối của start-up Flipkart Ấn Độ. Đây là thương vụ lớn nhất từ trước tới nay của Walmart, sẽ khẳng định vị thế của công ty khi có được một "miếng bánh" lớn của thị trường bán lẻ trực tuyến đang trên đà phát triển nhanh chóng của Ấn Độ. Amazon được cho là sẽ trở thành nhà thầu lớn thứ hai của Flipkart.
Các khoản đầu tư của Walmart sẽ làm giảm biên lợi nhuận của công ty. Giám đốc tài chính, Brett Biggs, cho biết: "Chúng tôi dự đoán các khoản lỗ sẽ tăng lên trong năm tới."
Công ty này vẫn kém xa Amazon trong việc xây dựng dịch vụ giao hàng trực tuyến. Họ điều hành khoảng 10 cơ sở thương mại điện tử chuyên dụng, trong khi đó Amazon có đến 122 nhà kho chính (fulfillment center).
Walmart cho một chuỗi cung ứng cố định và một mô hình phân phối giúp công ty này trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, nhưng cùng một cơ sở hạ tầng như thế sẽ rất khó để thay đổi.
Trí thức trẻ
TIN CŨ HƠN
- Làm thêm tại nhà - thu nhập thụ động hàng tháng lên đến nghìn đô với ebay và amazon
- Thị trường nước ngoài đem về cho FPT gần 6.400 tỷ đồng trong 9 tháng
- Startup "mua sắm hộ" được định giá hơn 7 tỷ US
- Walmart và “ác mộng” Đức: Bán rẻ bị chính phủ cấm vì cáo buộc 'phá giá', cười xã giao làm khách hàng khó chịu, tập thể dục nhóm bị nhân viên coi là ngu ngốc
- 4 năm liên tiếp giành giải nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á: PNJ khẳng định thành quả ở những con số biết nó
- Các món đồ xa xỉ vẫn là ưu tiên hàng đầu với người tiêu dùng Trung Quốc, bất chấp tốc độ phát triển chậm chạp của nền kinh tế
- Thương hiệu danh tiếng Sankom từ Thụy Sĩ chính thức có mặt tại Việt Nam
- VinFast: Câu chuyện khởi nghiệp cùng bài học từ 2 người hàng xóm Malaysia và Trung Quốc
- Tima vừa gọi thêm được 3 triệu đô, được định giá 500 tỷ đồng
- Người tiêu dùng nghĩ Mỹ và Trung Quốc nghĩ gì "giữa làn đạn" chiến tranh thương mại?