Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng cao nhất 4 năm
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng mức và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015 trở về đây.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2019 ước tính đạt 400 nghìn tỷ đồng, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 306,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 47,7 nghìn tỷ đồng, tăng 9,9%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 3,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%; doanh thu dịch vụ khác đạt 42,1 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với cùng kỳ 2018.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1,58 triệu tỷ đồng, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9% (cùng kỳ năm 2018 tăng 8,9%).
Theo Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng năm 2019 đã đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ năm 2015 trở về đây.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 4 tháng đầu năm ước tính đạt 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 76,8% tổng mức và tăng 13,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng 14%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 12,9%; may mặc tăng 12,4%; phương tiện đi lại tăng 11,1%; vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 10,7%.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm ước tính đạt 187,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% tổng mức và tăng 9,2% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng ước tính đạt 14,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9% tổng mức và tăng 13,1% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu dịch vụ khác 4 tháng ước tính đạt 165,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng mức và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo: Vneconomy
TIN CŨ HƠN
- Vingroup: Mảng bán lẻ tăng trưởng 70%, tổng giá trị hợp đồng bán bất động sản trong quý 1 đạt hơn 12.000 tỷ đồng
- "Xương sống" là bán lẻ điện thoại, tại sao Thế Giới Di Động tính đường mở bách hóa làm ngành chủ lực, còn FPT Shop bán thêm phụ kiện, dược phẩm?
- Walmart đưa VR đến với khách hàng, hướng tới tương lai mới của ngành bán lẻ
- Các "ông lớn" bán lẻ, phân phối công nghệ tiếp tục tìm lối đi mới
- Thay đổi tầm nhìn để hàng Việt ra thế giới
- Trong khi Shop & Go lao đao tới nỗi "biếu không" 87 cửa hàng cho Vingroup, đây là cách Circle K bám trụ và bứt phá trên sàn đấu bán lẻ tiện lợi ở Việt Nam
- Những cuộc chiến một mất một còn : 'Đại chiến' ngã tư
- "Cực đại hóa quyền lợi người tiêu dùng" chinh phục thị trường bán lẻ Việt Nam
- Các thương vụ mua bán sáp nhập cửa hàng tiện lợi có xu hướng gia tăng
- Đại gia Thái bán đồ ăn nhanh cạnh tranh với KFC, Lotteria ở Việt Nam