"Cực đại hóa quyền lợi người tiêu dùng" chinh phục thị trường bán lẻ Việt Nam
Là đơn vị bán lẻ dẫn đầu Việt Nam với hệ thống hơn 100 siêu thị SuperMarket 'VinMart' và hơn 1.800 'VinMart Plus'.
Theo Bản ghi nhớ lần này, GNK trở thành đối tác hợp tác toàn diện với VinCommerce và nâng một bước mới trong mục tiêu tiến công vào thị trường bán lẻ Việt.
Kế hoạch đến năm 2023, GNK bằng chiến lược khác biệt "cực đại hóa quyền lợi người tiêu dùng", "đáp ứng tức thời nhu cầu người tiêu dùng" sẽ chinh phục thị trường quốc tế như Mông Cổ, Angeri, Việt Nam…
GNK được thành lập tại Hàn Quốc gồm tập hợp những chuyên gia kỳ cựu và có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối. Công ty gây dựng thương hiệu dựa trên sự khác biệt lớn so với các chuỗi bán lẻ truyền thống của Hàn Quốc là Lotte, E-mart.
Được thành lập sau nên GNK có bộ máy công ty tinh gọn, vận hành chuyên nghiệp theo một quy trình tối giản nên có thể đối ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường bán lẻ khốc liệt hiện đại.
Do đó, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, công ty đã tạo được mạng lưới liên kết vững chắc với các nhà sản xuất vừa và nhỏ tại Hàn Quốc để rút ngắn thời gian lưu thông, mở ra một bước ngoặt mới trong việc giảm giá thành sản phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Nếu như năm 2010 mới dừng ở 88 tỷ USD thì đến 2017 là 130 tỷ USD và dự báo chạm ngưỡng 180 tỷ USD vào năm 2020. Giám đốc GNK Kim Hyun Jong cho biết công ty đã có kế hoạch để tiến vào Việt Nam - thị trường mà thế giới đang rất quan tâm.
"Trở thành đối tác của VinCommerce - công ty dẫn đầu thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ tạo điều kiện để GNK đi vào thị trường Việt Nam và chính là cơ hội lớn cho sự phát triển của GNK. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để người tiêu dùng Việt Nam có thể sử dụng những sản phẩm tốt nhất của Hàn Quốc với sự an tâm nhất", ông Kim nói.
Đặc biệt, tại MOU lần này, GNK không những là nhà cung cấp các sản phẩm Hàn Quốc mà VinCommerce yêu cầu, mà còn đóng vai trò là cánh cửa để cho các doanh nghiệp Hàn Quốc đang mong muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam thông qua việc cùng nhau triển khai khảo sát thị trường, phân tích xu hướng...
Theo: vneconomy.vn
TIN CŨ HƠN
- Các thương vụ mua bán sáp nhập cửa hàng tiện lợi có xu hướng gia tăng
- Đại gia Thái bán đồ ăn nhanh cạnh tranh với KFC, Lotteria ở Việt Nam
- Áp đảo Lotte và AEON, Vingroup sở hữu 1,5 triệu mét vuông bất động sản, chiếm 2/3 thị phần trung tâm thương mại ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- 150 Hợp tác xã đưa nông sản vào hệ thống siêu thị Big C
- Đàn ông mua sắm nhiều hơn - Chuyển biến mạnh mẽ của ngành bán lẻ
- Saigon Co.op ngừng bán ống hút nhựa
- Thương hiệu bán lẻ Việt Nam vì sao vẫn mờ nhạt?
- Nikkei: Nhà buôn chợ truyền thống Việt Nam cạnh tranh quyết liệt với siêu thị, cửa hàng tiện lợi
- CSO BBLink: Chúng tôi sẽ giúp cho hàng trăm ngàn cửa hàng tạp hóa gia tăng thêm thu nhập
- 8 xu hướng định hình tương lai của ngành ngân hàng bán lẻ châu Á