Bằng sự phát triển nhanh chóng về CNTT và lượng người sử dụng smartphone, Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế số và tận dụng cơ hội mà cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại. Những thành phần điển hình của nền công nghiệp 4.0 bao gồm sự xuất hiện của công nghệ Internet Vạn vật (IoT), thành phố thông minh, trí tuệ nhân tạo, xe tự lái, robot, vật liệu mới, công nghệ nano...
“Với lợi thế về nguồn nhân lực trẻ năng động cũng như bắt kịp xu thế của thế giới trong CMCN 4.0, các ứng dụng phát triển trên nền công nghệ 4.0 đang có những bước đột phá. Trong thời gian tới, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào “cuộc chơi 4.0”, kiến tạo một hình ảnh mới cho nền CNTT Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới” TS. Mai Liêm Trực phát biểu tại họp báo công bố Top 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam mới đây.
Cuộc CMCN 4.0 đã mang lại nhiều thay đổi cơ bản trên hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong đó có quản trị doanh nghiệp. Đây được coi như là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển tại các doanh nghiệp Việt hiện nay. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại và phát triển nhanh - mạnh và bền vững hơn các đối thủ khi mọi nguồn lực trong doanh nghiệp được sử dụng hiệu quả và phát huy tối đa năng lực.
Doanh nghiệp Việt làm gì để không"thụt lùi" trước xu hướng của thời đại?
Theo số liệu mới nhất từ diễn đàn kinh tế thế giới dự báo đến năm 2020, 30% doanh thu của doanh nghiệp sẽ đến từ các mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ số. Doanh nghiệp nào nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số sẽ có lợi nhuận.
Như vậy, có thể thấy nếu doanh nghiệp nào không ứng dụng công nghệ mới sẽ dễ bị tụt hậu và đào thải. Đặc biệt đói với các doanh nghiệp thiếu tiềm lực tài chính và chưa chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ mới thì nguy cơ này lại càng cao hơn.
Để tận dụng lợi ích của cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng sớm càng tốt.
BRAVO – Bí quyết quản trị toàn diện của các “ông lớn” thời đại 4.0
Nếu trước đây, doanh nghiệp chỉ cần sử dụng một hoặc một số phần mềm đơn lẻ như phần mềm kế toán, phần mềm bán lẻ, phần mềm quản lý kho… thì hiện nay nhu cầu hướng đến một giải pháp quản trị tổng thể và đồng nhất cho toàn bộ hoạt động, có thể linh hoạt thay đổi và mở rộng đáp ứng được những thay đổi liên tục của quy mô cũng như cơ cấu doanh nghiệp.
Hiện tại, sản phẩm của BRAVO đang được hàng nghìn khách hàng trên cả nước sử dụng với những tên tuổi lớn thuộc nhiều ngành nghề như: Tập đoàn Ô tô Trường Hải – THACO Group, Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PetroVietNam Gas), Tập đoàn Hòa Phát, Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam – ACV, Tổng công ty bia rượu và nước giải khát Sài Gòn – SABECO...
Trong năm 2018, BRAVO đã xuất sắc có tên trong TOP 50 doanh nghiệp CNTT hàng đầu Việt Nam lần thứ 4, đồng thời cũng lần thứ 3 liên tiếp nhận danh hiệu cao quý Sao Khuê dành cho sản phẩm dịch vụ tiêu biểu lĩnh vực phần mềm, xứng đáng là “trợ thủ đắc lực” cho công tác quản lý tại doanh nghiệp quy mô vừa và lớn.
Theo: Nhịp Sống Kinh Tế