Các thị trường nước ngoài kinh doanh tốt, lợi nhuận Viettel Global năm 2020 lên cao nhất 5 năm
Viettel Global vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2020 đã được kiểm toán. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh đạt xấp xỉ 19.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.201 tỷ đồng – tương ứng tăng 85 tỷ và 102 tỷ đồng so với báo cáo tài chính tự lập. Viettel Global cho biết nguyên nhân khiến lợi nhuận tăng là do giảm chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi của công ty mẹ.
Lợi nhuận sau thuế và LNST thuộc về cổ đông công ty đạt lần lượt là 429 tỷ và 560 tỷ đồng.
So với năm 2019, doanh thu của Viettel Global tăng 1.858 tỷ, tương ứng tăng 11% và lợi nhuận trước thuế tăng 1.190 tỷ đồng lên 1.201 tỷ đồng, đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 5 năm. Động lực tăng trưởng của cả hệ thống đến từ sự tăng trưởng kinh doanh tốt từ các công ty thị trường nước ngoài, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của Công ty Mytel tại Myanmar và Công ty Natcom tại Haiti, đồng thời trích lập dự phòng phải thu khó đòi giảm làm chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.
Một trong những điểm tích cực nhất trong số liệu tài chính 2020 của Viettel Global là kết quả kinh doanh từ các công ty liên kết. Theo đó, Mytel cùng các công ty liên kết khác của Viettel Global đạt tổng doanh thu gần 16.300 tỷ đồng trong năm vừa qua, tăng 38% so với mức 11.800 tỷ của năm 2019.
Lợi nhuận thuần của các công ty liên kết tăng gấp 5 lần lên 3.242 tỷ đồng, trong đó phần ghi nhận vào kết quả kinh doanh của Viettel Global là 1.589 tỷ đồng.
Về cơ cấu doanh thu, thị trường Đông Nam Á vẫn đóng góp chủ đạo với hơn 9.140 tỷ đồng, tiếp đến là châu Phi với 6.600 tỷ và Mỹ Latin đạt 3.200 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối năm, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Viettel Global đạt lần lượt là 59.000 tỷ và 29.868 tỷ đồng.
Với kết quả kinh doanh tích cực cùng xu hướng đi lên của thị trường, cổ phiếu VGI của Viettel Global đã tăng mạnh từ quý 4/2020 đến nay. Hiện tại, giá trị vốn hóa của Viettel Global đạt hơn 123.000 tỷ đồng, tương đương hơn 5,3 tỷ USD.
TIN CŨ HƠN
- Nhảy vào cuộc chiến thị phần với Starbucks, Highlands, Trung Nguyên… và tuyên bố muốn phủ khắp Việt Nam, thế lực đằng sau chuỗi Café Amazon là ai?
- "Apple mảng gia dụng" Dyson chính thức gia nhập thị trường Việt Nam: Máy sấy tóc hơn 10 triệu đồng, máy hút bụi 21 triệu đồng, rẻ hơn hàng xách tay vài triệu
- Startup Stringee tiến hành gọi vốn Series A với mục tiêu mở rộng thị trường ra nước ngoài
- M&A 2020 dù giảm nhiệt do Covid-19 nhưng đầy gay cấn: Kusto đã nắm trọn Coteccons, Masan ráo riết cải tổ Vincomerce, người Thái vẫn vung tiền thâu tóm doanh nghiệp Việt
- Chi hơn 6,5 tỷ USD M&A tại Việt Nam "năm Covid" 2020, nhiều nhà đầu tư nước ngoài xin giảm gánh nặng thủ tục sáp nhập, nới hạn mức sở hữu
- Ứng dụng livestreaming đang lan nhanh từ Trung Quốc tới các thị trường lân cận, xu hướng được dự đoán sẽ bùng nổ toàn cầu
- Quỹ đầu tư Hàn Quốc quản lý 4,5 tỷ USD rót vốn vào hàng loạt doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, từ Grab, Tiki đến Masan
- Thêm "ông lớn" Nhật nhảy vào ngành bán lẻ Việt Nam: Mở cửa hàng lớn nhất Đông Nam Á diện tích 2.000m2, đặt cả nhà máy sản xuất để gia tăng hiệu suất kinh doanh
- Đại dịch COVID-19 “bóp nghẹt” ngành bán lẻ châu Âu
- Nga gia hạn lệnh cấm vận nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây