Chân dung doanh nghiệp gỗ Việt kín tiếng chuyên cung ứng cho nhiều tập đoàn lớn thế giới từ IKEA, Walmart, CB2, John Lewis, Gallery
Đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam từ lâu đã là một thương hiệu của thế giới. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam xây dựng nhà máy để tận dụng những lợi thế cho sản phẩm có xuất xứ "made in Vietnam". Số doanh nghiệp ngành gỗ FDI cũng tăng.
Ở châu Á, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc (hơn 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ hằng năm). Nhưng nền kinh tế Trung Quốc đang có quá nhiều ngành có giá trị cao, nên chế biến gỗ không còn là ưu tiên, cộng với giá nhân công ngày càng cao, nguyên liệu khan hiếm, Trung Quốc có xu hướng sản xuất đồ gỗ phục vụ thị trường nội địa.
Cùng với AA Corporation, Scansia Pacific là một trong số ít doanh nghiệp đồ gỗ có quy mô và doanh thu lớn tại khu vực miền Nam. Tuy nhiên trong khi AA nhắm tới phân khúc trung và cao cấp, thường xuyên xuất hiện trên truyền thông trong khi Scansia Pacific lựa chọn nội thất tiêu dùng với quy mô lớn, cung ứng cho các nhãn hàng nội thất và bán lẻ toàn cầu. Đơn vị này cũng hiếm khi xuất hiện trước truyền thông. Theo Forbes, năm 2019 doanh thu của Scansia Pacific đạt 36 triệu USD, nằm trong nhóm các doanh nghiệp có doanh thu trên 20 triệu USD/năm.
Ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch công ty này cho biết ban đầu ông trở về Việt Nam với tấm bằng kỹ sư điện tử tại Canada. Công ty được thành lập với 3 cổ đông chính gồm ông Thắng và 2 cổ đông người nước ngoài có quốc tịch Na Uy và Anh là: Jen Arve Varleite và Alastair William Frew Wallace. Với lợi thế là những người sinh sống tại các thị trường nước ngoài nên ngay từ đầu Scansia Pacific xác định tập trung vào hoạt động xuất khẩu.
3 nhà sáng lập Scansia Pacific.
Tiền thân của Scansia Pacific là Scanviwood thành lập năm 1991 có vốn đầu tư của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thông Tp.HCM. Khi nhà nước rút vốn, năm 2001 ông Thắng tăng sở hữu và đổi tên công ty. Hai cổ đông ngoại được phân công phụ trách tìm kiếm khách hàng và phân phối. Những năm 2000 Scansia Pacific xuất khẩu đi hơn 20 nước với gần 20 triệu USD doanh thu mỗi năm.
Về mặt môi trường: Chứng nhận FSC góp phần bảo vệ môi trường và nguồn sinh thái tự nhiên. Về mặt xã hội: Chứng chỉ FSC thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với xã hội và cuộc sống của con người. Về mặt kinh tế: FSC certificate giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng. Các sản phẩm từ rừng được gắn nhãn FSC có giá trị kinh tế cao. Theo thống kê của tổ chức này, các sản phẩm có chứng chỉ FSC có giá trị kinh tế cao hơn từ 20 – 30% so với các sản phẩm cùng loại.
Hiện nay có tới 187.580.025 ha rừng trên toàn thế giới được cấp chứng chỉ FSC-FM. Ở Việt Nam hiện nay, mới chỉ có khoảng 169.704 ha rừng nhận được chứng chỉ này. Với 13 chứng chỉ được cấp. Năm 2015 trước áp lực của IKEA, Scansia Pacific đã hợp tác với các hộ nông dân để tự trồng vùng nguyên liệu và có 7.000 ha đạt chứng chỉ.
Hợp tác với IKEA
Năm 2006, Scansia Pacific quyết định hợp tác với IKEA để đảm bảo đầu ra của sản phẩm. Tuy nhiên tập đoàn nội thất này có những quy định ngặt nghèo từ điều kiện làm việc, nguồn nguyên liệu bền vững, đạo đức kinh doanh. IKEA thậm chí còn xuống tận nhà máy , công xưởng để kiểm tra đột xuất. Những áp lực này khiến trong 3 năm đầu tiên hợp tác, 70% nhân viên trung thành của Scansia Pacific nghỉ việc theo thông tin từ Forbes.
Về nguồn nguyên liệu, IKEA yêu cầu Scansia Pacific phải sử dụng gỗ có chứng chỉ FSC để sản xuất. Nói thêm FSC là từ viết tắt của Forest Stewardship Council- là một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào năm 1993. Tổ chức này là Tổ chức duy nhất được công nhận toàn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng.
Đổi lại hợp tác với IKEA cũng giúp công ty này ổn định đơn hàng nhất là trong những giai đoạn khủng hoảng hoặc được cho vay trong bối cảnh khó khăn do Covid-19 vừa qua. Năm 2019 doanh thu xuất khẩu cho IKEA của Scansia Pacific đạt 20 triệu USD, gấp 10 lần so với trước đó. Theo thông tin từ Scanisia Pacific, thị trường Bắc Mỹ chiếm 45% cơ cấu doanh thu của công ty này, thị trường châu Âu chiếm 45%, phần còn lại là thị trường châu Á.
Năm 2017, Walmart bất ngờ không nhận được đơn hàng từ một đối tác gỗ Trung Quốc. Trước tình huống này, ông lớn bán lẻ nước Mỹ quyết định chuyển hướng sang các đối tác khác tại Malaysia, Trung Quốc và Việt Nam để thay thế. Với uy tín hợp tác cùng IKEA, Scansia Pacific được IKEA lựa chọn thay thế với đơn hàng ban đầu chỉ 1 triệu USD. Sau 2 năm hợp tác, giá trị doanh thu xuất khẩu cho Walmart của đơn vị này đã lên tới khoảng 10 triệu USD.
Dần dần ngoài IKEA, Scansia Pacific mở rộng đối tác sang những ông lớn khác trên thế giới như như World Market, CB2, John Lewis, Gallery, Homebase, Mark&Spencer, Scandinavian.
TIN CŨ HƠN
- Lối thoát táo bạo cho các startup trong đại dịch thay vì gọi vốn: “Bán mình” cho các đàn anh, như Base & FPT hay Pique & MoMo
- Hệ thống VinMart vẫn lỗ hơn 3.200 tỷ đồng năm 2020 dù hiệu quả cải thiện đáng kể khi về với Masan
- TiKi được định giá hơn 600 triệu USD, mới phát hành 1.000 tỷ trái phiếu lãi suất 13%/năm
- AEON dự kiến tăng gấp đôi sản lượng tiêu thụ vải thiều trong năm 2021, tiếp tục xuất khẩu sang Nhật Bản
- Trung Nguyên Legend - cà phê triết đạo nhân sinh
- Bà Lê Hoàng Diệp Thảo dự định mở 20 cửa hàng King Coffee tại Mỹ năm 2021 và mục tiêu có 100 cửa hàng vào 2022
- Big C Việt Nam và Grab bắt tay hỗ trợ bán vải thiểu Bắc Giang online, giá rẻ lại còn free ship
- Bên trong cửa hàng VinMart+ với mô hình kết hợp Techcombank và Phúc Long lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nội
- Cuối cùng thì: VinMart đã chính thức thay biển hiệu thành Winmart sau hơn 1 năm về tay Masan
- Masan Group chi hơn 1.100 tỷ tạm ứng cổ tức cho cổ đông