Chiến dịch marketing cứu KFC khỏi thảm họa hết gà trong 3 tháng, phải đóng cửa hàng loạt cơ sở, thua lỗ nặng nề
Trong 3 tháng đầu năm 2018, hơn 80 cơ sở đã phải đóng cửa vì không có gà! Đúng vậy, chuỗi gà rán hàng đầu nhưng lại không có gà. Thậm chí, một số khách hàng vì quá thèm gà KFC còn tạo nên một cuộc "bạo động" nhỏ do quá phẫn nộ với tình trạng hết hàng này.
Một cửa hàng KFC tại Anh thông báo đóng cửa vì không có gà.
Tuy việc này đem lại không ít rắc rồi nhưng đội ngũ marketing của KFC đã nhận thấy thông tin có giá trị về cơ sở người dùng ở Anh: Mọi người vô cùng yêu thích món gà của họ.
Vậy nhóm marketing của KFC đã làm gì để xoa dịu một đám đông đang thèm ăn thịt gà?
Họ biết rằng việc tạo ra một chuỗi cung ứng gà mới sẽ cần một thời gian nhất định, đặc biệt là đối với nhu cầu cao như vậy. Để không bị mất khách, họ đã tìm cách khắc phục. Trước tiên, họ thẳng thắn thừa nhận sai lầm.
Trên thực tế, nhiều công ty khi gặp sự cố đều làm mọi cách để che giấu sự thật nhưng KFC đã làm ngược lại. Điều này thể hiện sự tôn trọng khách hàng và cũng là cách quan trọng để giữ chân họ.
Trong một thông báo, KFC viết: "Một cửa hàng gà rán mà lại không có gà nghe rất vô lý! Chúng tôi xin gửi lời xin lỗi chân thành tới các bạn, đặc biệt là những người không ngại xa xôi, tìm đến cửa hàng của chúng tôi và phát hiện ra nó đã bị đóng cửa. Xin chân thành cảm ơn các thành viên của KFC cũng như đối tác chuyển nhượng đã nỗ lực hết mình trong thời gian qua để cải thiện tình hình. Những tuần vừa qua quả là kinh khủng đối với tất cả chúng ta. Nhưng các bạn hãy yên tâm vì thịt gà tươi ngon đang được vận chuyển đến nhà hàng của chúng tôi. Cảm ơn vì sự kiên nhẫn của các bạn".
KFC giới thiệu một số món ăn không cần dùng đến thịt gà để vẫn có thể mở cửa kinh doanh. Họ thay thế thịt gà thật bằng một loại nguyên liệu khác được chế biến giống thịt gà nhất có thể. Tất nhiên, khách hàng được thông báo về điều này để họ không cảm thấy mình đang bị lừa.
Món burger thịt gà chay của KFC.
Kết quả
Có thể nói, nhóm marketing đã cứu KFC một "bàn thua trông thấy" với hai nước đi trên. Suy cho cùng, điều có thể giữ chân khách hàng khi xảy ra sự cố là sự chân thành và nỗ lực khắc phục của thương hiệu.
Sự cố thiếu gà của KFC kết thúc bằng việc 3 tháng sau họ tìm được một nhà cung cấp nguyên liệu mới có khả năng đáp ứng nhu cầu cao của thị trường. Hãng cũng mất đi một lượng khách hàng nhất định trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, đến khi mở cửa trở lại toàn bộ các chi nhánh, KFC đã chứng kiến doanh thu tăng vượt bậc.
Qua câu chuyện của KFC, chúng ta nhận ra được tầm quan trọng của đội ngũ marketing khi công ty gặp rắc rối. Có thể ví họ như tuyến "phòng thủ" đầu tiên với khả năng giúp công ty vượt qua khó khăn bằng các chiến lược tài tình của mình.
Nguồn: Inc
TIN CŨ HƠN
- Chạy ăn cho 1,4 tỷ người, các gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc gia nhập cuộc chiến chống khủng hoảng lương thực rình rập
- CEO 3 tháng mất ngủ, tính cả nước bán đồ ăn online để cứu startup giáo dục không bị đóng cửa sau Covid, không ngờ chuyển nguy thành cơ, doanh số có tháng cao nhất lịch sử
- Covid-19 tác động thế nào lên thị trường F&B? Những điều các ông bà chủ quán cần thay đổi để vượt qua trong năm 2021?
- Ông chủ đứng sau chuỗi siêu thị nội thất Nhà Xinh: Khủng hoảng là cơ hội để bật lên, nên có bao nhiêu tiền chúng tôi 'tất tay' mang ra đầu tư hết!
- 6 bài học quý giá từ Burberry trong việc hồi sinh một thương hiệu đang tàn lụi
- Làm sao để hồi sinh một nhà hàng từ tàn tro chỉ trong 1 ngày? Đây là cách xử lý ‘thần kỳ’ của ông chủ Khói Garden
- Chiến lược vượt khủng hoảng Covid-19 của Grab
- Đây là 3 bí quyết giúp huyền thoại đầu tư Warren Buffett 'vượt bão' mỗi khi thị trường 'gấu' diễn ra
- ‘Mách’ nhà hàng, quán ăn 7 biện pháp tối ưu hóa doanh thu khi chuyển lên bán online giữa bão Covid-19, mỗi lần đăng bài đơn hàng bay tới tấp!
- Chiến lược thời khủng hoảng nCoV: Bán hàng hay là chết?