Cung cấp 35-50 tấn thịt mát/ngày mà vẫn "cháy hàng": Masan MEATLife liên tục tăng công suất đáp ứng mùa Covid-19, dự báo sẽ có lãi ngay trong năm 2021
Sở hữu 2 nhà máy chế biến thịt gồm MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn (đặt tại Long An) với công suất thiết kế mỗi nhà máy khoảng 1,4 triệu con heo/năm, mảng thịt của Masan đang đứng trước nhu cầu tiêu thụ cực kỳ lớn khi đại dịch bùng phát làn sóng thứ 4 tại Tp.HCM và lan rộng sang các tỉnh.
Tính đến hiện tại, Hà Nội, Tp.HCM, khu vực phía Nam cũng nhiều tỉnh thành khác đang thực hiện giãn cách xã hội, thúc đẩy nhu cầu về thực phẩm tăng cao. Ghi nhận, ngay từ đầu tháng 7 khi Tp.HCM bắt đầu thực hiện giãn cách, số đơn hàng của MEATDeli lập tức quá tải tại khu vực, phía Công ty cho biết sẽ giải quyết trong thời gian sớm nhất nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Mới đây, MEATDeli tiếp tục có thông báo về việc sẽ kéo dài thời gian giao hàng từ 3-5 ngày tại Hà Nội và 6-8 ngày tại Tp.HCM.
Với dân số hiện lên đến 10 triệu người, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm nói chung và thịt nói riêng tại Tp.HCM luôn ở mức cao so với các khu vực khác. Trong đó, bình thường thì thương nhân các chợ đầu mối chiếm 60 -70% thị phần. Trong bối cảnh nhiều chợ đầu mối vẫn chưa hoạt động trở lại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi sẽ là điểm đến thay thế.
Hiện, Masan sở hữu trang trại nuôi heo công nghệ cao tại nghệ An với quy mô 250.000 heo thịt/năm. Hai tổ hợp chế biến thịt MEATDeli tại Hà Nam và Long An vẫn đang hoạt động và tuân thủ nghiêm túc quy định của cơ quan chức năng trong công tác phòng chống dịch.
Bên cạnh nguồn lợn tự cung cấp, Công ty cũng ký kết hợp đồng dài hạn đến cuối năm với các nhà cung cấp khác, đảm bảo cung cấp nguồn heo sạch đáp ứng tiêu chuẩn của các tổ hợp chế biến thịt MEAT Hà Nam và MEATDeli Sài Gòn.
"Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tập trung cung ứng đầy đủ hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thịt sạch với giá cả ổn định cho người tiêu dùng. Tại Tp.HCM, MEATDeli cung ứng 100.000 – 150.000 hộp thịt mát/ngày, tương đương từ 35 – 50 tấn thịt mát/ngày. Tại Hà Nội, sản lượng cung ứng được chuẩn bị ở mức tăng gấp đôi so với trước đây", phía Masan cho biết.
Với diễn biến tích cực từ thị trường, ban điều hành hướng đến mục tiêu đưa mảng kinh doanh thịt có lãi ròng vào cuối năm nay khi tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25 - 30% công suất sử dụng vào quý cuối năm nay, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%.
MEATLife cũng đang tăng tốc chuyển đổi để trở thành doanh nghiệp hàng tiêu dùng có thương hiệu. Trong đó, riêng thịt heo mang về mức doanh thu thuần 1.438 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng doanh thu thuần của MML không bao gồm 3F Việt.
Hiện, thương hiệu MEATDeli đã có mặt tại hơn 2.700 điểm bán, hiện diện tại hơn 2.300 cửa hàng thuộc hệ thống Vinmart/Vinmart.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
TIN CŨ HƠN
- Chuỗi nhà thuốc Long Châu: Doanh thu nửa đầu năm tăng gấp 3 lần lên 1.336 tỷ đồng, riêng tháng 6 trung bình đã chạm mốc 12 tỷ/ngày
- Sữa Quốc tế lột xác kể từ khi về tay Chứng khoán Bản Việt: 6 tháng lãi trước thuế hơn 500 tỷ, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước
- Tiki "bán mình" cho 1 công ty Singapore: Tiếp nối trào lưu lập công ty holding ở nước ngoài?
- Tăng gấp 3 số cửa hàng chỉ sau 2 năm với 4 đợt hoành hành của Covid-19, Bách Hoá Xanh đang toan tính gì ở thị trường 70 tỷ USD?
- Tăng giá hàng loạt mặt hàng giữa đại dịch, Bách Hóa Xanh nói gì?
- Chân dung doanh nghiệp gỗ Việt kín tiếng chuyên cung ứng cho nhiều tập đoàn lớn thế giới từ IKEA, Walmart, CB2, John Lewis, Gallery
- Lối thoát táo bạo cho các startup trong đại dịch thay vì gọi vốn: “Bán mình” cho các đàn anh, như Base & FPT hay Pique & MoMo
- Hệ thống VinMart vẫn lỗ hơn 3.200 tỷ đồng năm 2020 dù hiệu quả cải thiện đáng kể khi về với Masan
- TiKi được định giá hơn 600 triệu USD, mới phát hành 1.000 tỷ trái phiếu lãi suất 13%/năm
- AEON dự kiến tăng gấp đôi sản lượng tiêu thụ vải thiều trong năm 2021, tiếp tục xuất khẩu sang Nhật Bản