Doanh nghiệp Việt và cách tiếp cận thị trường khác sau dịch Covid-19
Kinh tế số được đẩy mạnh
Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hướng ngoại, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2019 đạt 518 tỷ, xấp xỉ bằng 2 lần GDP của cả nước. Đại dịch Covid-19 làm các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc đều giảm sức mua tới 50%.
Báo cáo của đoàn công tác khảo sát của Chính phủ về ảnh hưởng của Covid-19 thì có tới 96% số doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Tuy nhiên chịu ảnh hưởng lớn nhất là các ngành vận tải, hàng không, du lịch và các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Dịch bệnh đã làm thay đổi thói quen của người tiêu dùng, phương thức kinh doanh tiếp cận của nền kinh tế cả thế giới phải thay đổi.
Theo TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đánh giá, thói quen của người tiêu dùng thay đổi trong thời gian dịch bệnh Covid-19 bùng phát như việc tiếp cận các kênh bán hàng online, các kênh thương mại điện tử, giao dịch trên các hệ thống online. Tuy nhiên, với doanh nghiệp Việt những kênh bán hàng này còn khá mới mẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây cũng chính là một thách thức rất lớn./.
Thực tế đòi hỏi các doanh nghiệp, trước hết phải chuyển đổi số tất cả các sản phẩm giới thiệu điểm đến thành cơ sở dữ liệu lớn, đồng thời triển khai những ứng dụng số để truyền tải những thông tin, số liệu đó đến với thị trường. Các kênh bán hàng trực tuyến sẽ tiếp tục khẳng định được ưu thế trong nền kinh tế số. Doanh nghiệp Việt chuyển từ buôn bán truyền thống sang giao dịch trực tuyến.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, từ tháng 3 đến nay, doanh số bán hàng online hệ thống siêu thị tăng từ 25 - 30%. Các siêu thị đã triển khai dịch vụ gọi điện đặt hàng và tăng cường các dịch vụ bán hàng online. Đến nay số đơn đặt hàng online đã tăng trên 200% so với thời điểm trước khi có dịch.
Sau dịch nền kinh tế thế giới đã khác trước
PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, đến thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tình thế khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra. Chính vì vậy nếu như chỉ dừng lại ở việc kêu gọi tháo gỡ khó khăn và đề xuất chỉnh sửa thì sẽ không mang lại kết quả được. Chúng ta phải nghĩ khác đi để có thể thích nghi được với tình hình mới.
“Trong giai đoạn này nền kinh tế đang có sự thay đổi hoàn toàn khác với giai đoạn trước đây. Mặc dù chúng ta đang sống trong một nền kinh tế mở, nhưng năng lực thực sự của chúng ta còn rất yếu. Chúng ta cần phải sống khác, phải hành động khác đi từ lối tư duy đến cách thức phát triển cần phải thay đổi theo sự thay đổi của thế giới nếu không chúng ta sẽ vẫn mãi dậm chân tại chỗ không thể phát triển theo kịp thế giới được” - PGS.TS Trần Đình Thiên nói.
Trong và sau dịch Covid-19 các doanh nghiệp lớn trên thế giới, các nền kinh tế lớn trên thế giới đã thay đổi các tiếp cận với thị trường, định nghĩa lại về kinh tế số và chuyển đổi mô hình quản trị, mô hình phát triển để thích nghi. Chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại di động là có thể ở nhà cả ngày, mua sắm, đi chợ mà không cần ra đường. Thế giới đang trong quá trình thay đổi cấu trúc chuỗi giá trị. Doanh nghiệp Việt chỉ cầm cự, tồn tại qua dịch nhưng sau đó không thay đổi và vận động với điều kiện mới, tình hình mới sẽ tụt hậu so với nền kinh tế thế giới, PGS.TS Trần Đình Thiên phân tích.
Những giải pháp cụ thể để dọn đường cho chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt trở thành chiến lược phát triển quốc gia. Chúng ta cần phải có chiến lược phát triển khoa học công nghệ lấy công nghệ số là trụ cột, đẩy mạnh hơn nữa kinh tế số, PGS.TS Trần Đình Thiên cho biết thêm./.
Theo VOV
TIN CŨ HƠN
- EVFTA mở ra cơ hội mới cho nông sản Việt, song cần khắc phục yếu điểm bảo quản, kết nối đầu ra với doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước
- Vẫn là Bách hoá Xanh đánh đâu thắng đó, shop ‘5 tỷ’ mở mới hoàn toàn xuất 3.176 hóa đơn, thu về 800 triệu ngày khai trương
- ‘Hút’ khách như Bách hóa Xanh Bình Chánh: ngày đầu mở bán, xuất 3176 hóa đơn, đón hơn 3.000 khách
- Sữa đậu nành NutiFood chính thức lên kệ 450 siêu thị Walmart tại Trung Quốc, ‘tham chiến’ thị trường sữa thực vật 38,4 tỷ USD tại đất nước tỷ dân
- Vì đâu VinShop tự tin đặt mục tiêu thu hút được 300.000 cửa tiệm tạp hóa chỉ trong 2 năm, giảm giá thành hàng hóa tới 10%?
- Thị phần ngành kem Việt Nam: Cuộc chơi của Kido, Unilever và Vinamilk
- Một công ty với những ông chủ người Việt quản lý khối tài sản tới 500 triệu USD nhưng vô cùng kín tiếng, đầu tư vào hàng loạt doanh nghiệp tên tuổi
- Doanh nghiệp FDI điện tử, điện thoại vẫn “đòi” thêm cơ chế hỗ trợ
- Sếp One Mount Group: Số tiệm tạp hóa ‘bắt tay’ VinShop sẽ tăng 15 lần trong 2 năm nữa, giúp giảm 10% giá bán tới tay người dùng
- Gucci chính thức bán đồ cũ, báo hiệu sự bùng nổ của hàng secondhand sau đại dịch Covid-19