Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 11 tăng 13,2%
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong tháng 11 ước đạt 464.400 tỷ đồng (tương đương 20 tỷ USD), tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt mức tăng cao 13,2%.
Tính chung trong 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 4.590.700 tỷ đồng (tương đương 200 tỷ USD), tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với TP. HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước thực hiện tháng 11 đạt 116.271 tỷ đồng, tăng 2,21% so với tháng trước, nhưng giảm 4,1% so với tháng cùng kỳ năm 2019.
Tính chung 11 tháng, doanh thu thương mại dịch vụ của TP. HCM ước đạt 1.172.800 tỷ đồng, giảm 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa 11 tháng của thành phố ước đạt 752.491 tỷ đồng, tăng 9,2% so cùng kỳ năm 2019, chiếm tỷ trọng 64,16% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố.
Đối với Hà Nội, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 ước tính đạt 54,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 11 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 530,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Đối với Đà Nẵng, tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn thành phố trong tháng 11 đạt 5.284 tỷ đồng, tăng 5,3% so với tháng 10 và giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 35,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 4,9 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% và giảm 10,8%.
Nhìn chung, do tình hình dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tốt trên cả nước, hoạt động thương mại trên địa bàn các tỉnh đều tăng đáng kể. Các hoạt động dịch vụ du lịch, ăn uống, khách sạn, mua bán hàng hóa cũng tăng hơn so với tháng trước.
Trong tháng 11, vận tải hành khách trên cả nước ước đạt 294,8 triệu lượt khách vận chuyển, tăng 2,3% so với tháng trước và luân chuyển 13,4 tỷ lượt khách/km, tăng 4,5%. Tính chung 11 tháng năm 2020, vận tải hành khách đạt 3.215,9 triệu lượt khách vận chuyển, giảm 29,7% so với cùng kỳ năm ngoái và luân chuyển 146 tỷ lượt khách/km, giảm 35,1%.
Đối với vận tải hàng hóa, trong tháng 11 ước đạt 174,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 5,3% so với tháng trước và luân chuyển 30,6 tỷ tấn/km, tăng 2%. Tính chung 11 tháng, vận tải hàng hóa đạt 1.606,3 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 304,2 tỷ tấn/km, giảm 7,9%.
Bên cạnh đó, trong tháng 11, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 17,7 nghìn lượt người, tăng 19,6% so với tháng trước và giảm 99% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng năm 2020, khách quốc tế ước đạt 3.821 nghìn lượt người, giảm 76,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
TIN CŨ HƠN
- TP HCM chuẩn bị hơn 19.679 tỉ đồng hàng Tết 2021
- Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường dịp cuối năm
- Bình ổn thị trường trong mùa mưa lũ
- 10 năm mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài vào bán lẻ: Doanh nghiệp Việt thắng thế hay bị lấn át?
- Bain & Company: 6 gợi ý tăng trưởng cho các doanh nghiệp bán lẻ tại APAC
- Rau xanh, thịt lợn lại 'leo thang' sau mưa bão
- Ngành bán lẻ, kinh doanh dịch vụ hồi phục thận trọng
- Việt Nam - Một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực
- Cửa hàng tạp hóa vẫn còn đất sống trong giai đoạn hiện nay
- Khi bán lẻ truyền thống được nâng cấp bằng 'vũ khí' công nghệ: Mô hình mới của VinShop hay BuyMed đang đe dọa sự thành công của hàng loạt các chuỗi Circle K, 7-Eleven, Pharmacity, Long Châu?