Duy trì và mở rộng kinh doanh trong giai đoạn "bình thường mới": Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?
Sự thay đổi này giúp cho nhiều doanh nghiệp bắt đầu khởi động lại hình thức kinh doanh trực tiếp và đặt ra câu hỏi: Liệu có nên tiếp tục kinh doanh online, đặc biệt là trên nền tảng TMĐT?
Doanh nghiệp "hồi sinh" trong mùa dịch nhờ kinh doanh trực tuyến
Trong Báo cáo quý 1/2020 của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, do ảnh hưởng Covid-19 có đến 18.600 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.200 doanh nghiệp. Thực tế đó cùng với sự chuyển dịch xu hướng tiêu dùng của người dân đã buộc nhiều doanh nghiệp phải chuyển từ hoạt động offline sang online như một phương án bất đắc dĩ để tìm kiếm cơ hội tồn tại trong mùa dịch.
Anh Lê Văn Trường - chủ gian hàng Caring Life (chuyên kinh doanh các sản phẩm gia dụng hiện đại) cho biết, anh quyết định gia nhập Lazada vào tháng 3/2020 sau khi hứng chịu kết quả lợi nhuận âm từ tháng 2/2020. Vào thời điểm giãn cách xã hội, anh đã phải cho nhân viên nghỉ xoay ca nhưng các chi phí về nhân sự, địa điểm thuê cửa hàng, kho bãi đều tiêu tốn một khoản chi phí cố định không nhỏ. Bởi vậy, khi có điều kiện tìm hiểu về traffic, anh quyết định gia nhập sàn TMĐT Lazada.
Từ hệ thống quảng cáo sản phẩm đa dạng, phí sàn hợp lý, lại không mất phí đăng ký - Lazada đã tạo điều kiện cho những nhà bán hàng lần đầu tiên biết đến kinh doanh online như anh Trường gia nhập mô hình kinh doanh mới một cách thuận lợi. Theo ước tính của anh Trường, sau hơn một tháng tham gia Lazada, hiện nay doanh thu từ kênh online đã xấp xỉ với kênh kinh doanh trước đây. Số lượng đơn hàng đổ về Caring Life đều đặn hơn, trong đó tháng 4 là thời điểm kênh online đạt doanh thu cao nhất.
Gian hàng trực tuyến của Caring Life
Câu chuyện kinh doanh của doanh nghiệp Dottie cũng tương tự như Caring Life. Tuy đã gia nhập Lazada từ tháng 9/2019 nhưng kênh online vẫn chưa được doanh nghiệp này chú trọng phát triển bằng kênh bán hàng truyền thống. Chỉ đến thời điểm cuối tháng 3/2020 khi doanh nghiệp này buộc phải đóng cửa chuỗi 15 cửa hàng, doanh thu sụt giảm 50-70% thì gian hàng trực tuyến trên Lazada mới trở thành "chiếc phao cứu sinh" giúp Dottie cải thiện hoạt động kinh doanh, tiếp tục duy trì công việc cho nhân viên. Bởi vậy, dù sản phẩm không thuộc ngành hàng thiết yếu nhưng Dottie đã có chỉ số tăng trưởng đáng nể 200% nhờ chiến lược số hóa kịp thời.
Khách hàng tham khảo sản phẩm của Dottie trên Lazada
Caring Life hay Dottie là những ví dụ điển hình cho những doanh nghiệp đã trải qua cả hai phương thức bán hàng offline và online. Và không hẹn mà gặp, hai doanh nghiệp đều quyết định kết hợp cả hai hình thức bán hàng để tăng doanh số ở mức cao nhất trong điều kiện thị trường hiện nay. Đây cũng được đánh giá quyết định sáng suốt nhất cho các nhà bán hàng nói chung trong bối cảnh "bình thường mới".
Cơ sở để kênh trực tuyến tiếp tục phát triển bền vững hậu Covid-19
Trên thực tế, việc lựa chọn kết hợp 2 hình thức kinh doanh của Caring Life hay Dottie không đơn giản chỉ dựa trên kết quả lợi nhuận trong mùa dịch. Mùa dịch đã giúp người dùng nhận thấy rõ hơn những lợi thế của việc mua sắm trực tuyến với đời sống và sức khỏe. Và xu thế này được dự báo sẽ vẫn tiếp tục phát triển sau dịch như thói quen mua sắm mới của nhiều người dân.
Cũng mới đây, ngày 15/5/2020, quyết định số 645 về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc giai giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ thông qua. Đây là văn bản mở đường để ngành TMĐT trong nước hướng tới mục tiêu vươn lên vị trí thứ hai khu vực ASEAN. Quy mô thị trường dự kiến thu hút 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, doanh số TMĐT ước tăng 25%/năm, chiếm 10% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước… Đây chính là tiền đề thuận lợi để các doanh nghiệp kích hoạt chế độ kinh doanh online, kết hợp "song kiếm" online - offline để gia tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ hấp dẫn dành cho các nhà bán hàng từ các sàn TMĐT uy tín như Lazada sẽ tạo đòn bẩy thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh số. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm như Caring Life, sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ nhân viên Lazada từ cách thức đăng ký, nền tảng công nghệ, phương thức vận hành, quản lý gian hàng đến các công cụ quảng bá sản phẩm cũng giúp dẹp bỏ những trở ngại tâm lý và kiến thức khi tham gia TMĐT. Việc doanh nghiệp vừa biết nắm bắt cơ hội kinh doanh trong mùa dịch, vừa tận dụng được các nền tảng TMĐT để phát triển thương hiệu thời điểm hậu dịch sẽ là bảo chứng cho quá trình gia tăng doanh số trong thời gian tới.
Giới chuyên gia dự kiến những nhân tố trên sẽ thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết, tạo nên thị trường TMĐT sôi động trong tương lai gần.
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- TS Vũ Thành Tự Anh chỉ cách giúp hàng loạt chuỗi F&B lớn Golden Gate, The Coffee House, KFC... tiếp cận được gói tín dụng 600.000 tỷ của ngân hàng
- Online hay là chết - Lựa chọn khắc nghiệt mùa Covid: Doanh nghiệp của bạn chọn dẫn dắt làn sóng số hay để nó cuốn trôi?
- Bộ Công Thương chỉ ra những vấn đề về giá thịt lợn
- Nhân công, mặt bằng, lãi ngân hàng... đâu là gánh nặng lớn nhất của doanh nghiệp Việt thời COVID-19?
- Dịch Covid-19 đã khiến các nhà bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử ở Đông Nam Á thay đổi thế nào?
- Qua rồi thời quảng cáo bát nháo: Khách hàng sẽ tìm đến người bán hàng "có tâm". Những kẻ vô đạo đức dù "hót" hay cỡ nào cũng sẽ bị đào thải!
- Sai lầm cần tránh trong thiết kế cửa hàng bán lẻ
- Yếu thế hàng Việt
- Bao bì “kìm” đầu ra
- Thanh lý trả mặt bằng, dọn kho bán lỗ: Không chỉ là chiêu trò giảm giá bán hàng, đó là cả một chiến thuật về tâm lý