Hàng quán thấp thỏm vì giá vốn tăng, ứng dụng công nghệ vào cuộc gỡ khó
Theo Tổng cục thống kê, tháng 9-2021, nhiều mặt hàng thực phẩm như thủy sản tươi sống, rau tươi-khô-chế biến, quả tươi, đồ gia vị… tăng giá so với tháng trước do chi phí vận chuyển, bảo quản và nhu cầu tiêu dùng, tích trữ tăng.
Đội vốn, giảm lời
Bắt đầu hành trình mới hậu giãn cách, với tiệm Hủ tiếu Nam Vang Thành Đạt (Q.1, TP.HCM) vui có, nhưng nỗi lo cũng bủa vây. Anh Lê Trọng Trí, quản lý cửa hàng, chia sẻ:
"Sức mua dĩ nhiên không bằng như lúc trước. Nhưng chi phí nguyên liệu tăng từ 10-20%. Từ gia vị, dầu ăn, rau xanh, thịt heo, tôm, gas…cái gì cũng tăng. Ở nhiều tỉnh, giá gốc các loại rau củ, tôm…rất rẻ, nhưng do phí vận chuyển tăng nên tới TP.HCM mới cao. Chưa kể số lượng không ổn định, khi ít khi nhiều".
Cũng theo anh Trí, nguyên liệu nhập về quán đều yêu cầu xuất xứ rõ ràng, tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài giá cao do phí vận chuyển, thời gian này Đà Lạt mưa nhiều, rau xanh chở bằng xe tải, hết bỏ ở xe này rồi phải dời qua xe khác, nên hư hỏng không ít. Do đó, nếu cần dùng 12kg rau xanh thì phải đặt mua thêm 4kg nữa để trừ hao.
Còn với anh Quang, chủ quán cơm văn phòng Hồng (TP.HCM), dù sẵn sàng về nhân sự, cơ sở vật chất, song cửa hàng vẫn khá chật vật khi tìm nguồn cung nguyên vật liệu.
Thêm nguồn cung ổn định
Nhiều doanh nghiệp đã triển khai các chương trình hỗ trợ nhằm phân phối hàng hoá lương thực, thực phẩm đến với người dùng, từ đó góp phần kết liền và đẩy mạnh chuỗi cung ứng.
Điển hình, tháng 10-2021, Grab tái khởi động dự án GrabConnect nhằm kết nối nông sản, đặc sản an toàn, uy tín từ địa phương đến các cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng khắp cả nước. Thông qua dự án này, đơn vị hướng tới đáp ứng nhu cầu mua nông sản sạch cho người dùng cuối, đồng thời hỗ trợ tích cực cho các đối tác nhà hàng GrabFood và đối tác cửa hàng GrabMart trong hệ sinh thái Grab tìm nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng đảm bảo với mức giá hợp lý.
Anh Quang, đại diện Cơm văn phòng Hồng, đối tác GrabFood, chia sẻ: "Mình có nguồn bạn hàng riêng nhưng đợt rồi vận chuyển hạn chế nên họ cũng không cung hàng liên tục như trước được. Sau khi được hoạt động trở lại, mình được giới thiệu và thử đặt mua nguyên liệu trên GrabConnect. Mình khá bất ngờ vì hàng hóa tươi ngon, chất lượng mà giá lại hợp lý. Thêm nữa là giao tận nơi nên tiện lắm, nguồn hàng thì đa dạng, nên không lo thiếu hay hụt hàng".
Trong khuôn khổ chương trình, một loạt các nông sản từ nhiều địa phương được "lên app" từ các loại rau củ quả như dưa leo, bắp cải, cà rốt…, đến các thức trái cây đặc trưng từ các địa phương như xoài cát, dừa xiêm, hồng… Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, điển hình như rau củ do HTX Nông nghiệp Mỹ Thạnh (Long An) cung ứng, hay hoa quả do HTX Nông nghiệp Mỹ Lợi A, vùng nuôi trồng Tiền Giang cung ứng; các sản phẩm mật ong do HTX Phương Di (Gia Lai) cung ứng theo chương trình OCOP...
Thông qua dự án này, Grab mong muốn phát huy tối đa tiềm năng của một siêu ứng dụng đa dịch vụ, tối đa hóa lợi ích và nâng cao trải nghiệm cho người dùng. Đồng thời, góp phần duy trì chuỗi cung ứng hàng nông sản cho các đối tác đang hoạt động trên nền tảng của doanh nghiệp. Hướng đi này của Grab cũng là minh chứng cho nỗ lực đóng góp vào quá trình hồi phục kinh tế - xã hội của đất nước.
TIN CŨ HƠN
- Nhà nhà đổ xô tìm mua thực phẩm, Bách Hoá Xanh thu về 22.600 tỷ doanh thu sau 9 tháng nhưng đang bị thách thức khi người dân rời Tp.HCM
- Phân phối sản phẩm công nghệ: “Ngôi sao” thời giãn cách
- Tiểu thương phấn khởi khi chợ Bến Thành dần nhộn nhịp trở lại: “Mừng lắm, mong Sài Gòn trở lại cuộc sống như ngày xưa”
- Ngành bán lẻ toàn cầu lo lắng cho dịp mua sắm cuối năm
- TP HCM sắp mở lại chợ truyền thống
- Các đại gia bán lẻ từ Thế giới di động, PNJ, FPT Retail đến Digiworld kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2021?
- Siêu thị 'vùng xanh' đón khách trở lại
- TP.HCM lên phương án khôi phục kênh phân phối hàng hoá
- Sức mua hàng hóa tại Việt Nam có giống 'lò xo bị nén chờ ngày bung ra', hay sẽ giảm luôn?
- Siêu thị AEON, Vinmart/Vinmart+… những ngày siết chặt giãn cách tại Tp.HCM: Tăng gấp 4-5 lần nguồn cung, chuẩn bị hàng theo combo và tiếp tục chờ hướng dẫn mới