Hàng Việt chiếm tỉ lệ cao tại thị trường nội địa
Tỉ lệ hàng Việt chiếm tỉ lệ cao trên thị trường nội địa từ 80 - 90% tại các kênh phân phối hiện đại và ở một số siêu thị đến trên 90% và từ 60 % trở lên ở các kênh bán lẻ truyền thống.
Cùng với đó, việc triển khai các hoạt động của Cuộc vận động đã dần từng bước làm cho các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm hơn đến việc nâng cao kỹ năng quản lý và tác phong làm việc công nghiệp, nhờ đó sản phẩm nội địa đã từng bước đạt chất lượng ổn định và có giá cạnh tranh, bên cạnh đó, doanh nghiệp đã chú trọng việc nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộng thêm các kênh phân phối, các đại lý tiêu thụ sản phẩm, tích cực trong các hoạt động liên kết để tổ chức chương trình đưa sản phẩm tiêu dùng về nông thôn, về các địa bàn vùng sâu, vùng xa.Nhiều sản phẩm hàng hóa chinh phục người tiêu dùng, trong đó nhiều sản phẩm trở thành niềm tự hào của Việt Nam như Vinamilk, TH true milk, Traphaco, Vinatex, Trung thành food...
Điều này thể hiện qua việc một số ngành sản xuất hàng Việt Nam có thế mạnh đã tăng tỉ lệ nội địa hóa và hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Cụ thể như tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa của ngành dệt may chiếm khoảng 50%, tỉ lệ nội địa hóa ngành da giầy chiếm khoảng 40-50%. Áp dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất ô tô, chế biến sữa, sợi và dệt nhuộm nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm…
Đáng lưu ý, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay đều có mức tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) từ mức lạm phát phi mã 19,8% năm 2008 đã giảm xuống mức dưới 5% trong các năm gần đây.
Đặc biệt, trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới và Việt Nam, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam đang bước sang một giai đoạn mới trong bối cảnh nước ta ngày càng Hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Nhiều hiệp định song phương, đa phương thế hệ mới và sức ép sự cạnh tranh trên thị trường sẽ ngày càng quyết liệt hơn đặt ra thách thức mới cho cuộc vận động. Thời gian tới, để thực hiện hiệu quả VCCI sẽ tập chung triển khai cuộc vận động tái cơ cấu, phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, VCCI sẽ tham mưu Chính phủ ban hành, phát hành các Nghị quyết, Chỉ thị văn bản chỉ đạo về phát triển và ổn định thị trường trong nước đến năm 2025 đến tầm nhìn 2035, trong đó tập trung giải pháp xúc tiến thương mại trong nước, lành mạnh hóa mạng lưới phân phối, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa phù hợp với cam kết quốc tế nhằm từng bước kiểm soát việc nhập khẩu cũng như trật tự thị trường, phát triền thị trường doanh nghiệp đa dạng phân phối lưu thông và khuyến khích doanh nghiệp, HTX thương mại, các hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại chuyên nghiệp.
Đồng thời, tăng cường hệ thống phân phối trong nước, khuyến khích và mời gọi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối có khả năng kết nối với doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện phát triển các loại hình doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng hóa chuyên ngành, hàng hóa tổng hợp, các công ty thương mại bán lẻ hiện đại, các doanh nghiệp dịch vụ logistic,các HTX thương mại và dịch vụ nông thôn, khuyến khích các doanh nghiệp HTX, các hộ gia đình liên kết hinh thành mạng lưới kinh doanh, dịch vụ thương mại tạo thành các chuỗi giá trị hàng hóa thương hiệu Việt.
Theo: doanhnhansaigon.vn
TIN CŨ HƠN
- Siêu thị ngoại tháo lui khỏi Việt Nam: Áp lực cạnh tranh hay cơ chế?
- Trước Auchan, những "ông lớn" bán lẻ nào đã rút khỏi Việt Nam
- Trước Vinmart, một nhà bán lẻ từng triển khai Virtual Store và thắng lớn: Doanh số trực tuyến tăng 130%, vươn lên trở thành chuỗi bán lẻ online số 1 Hàn Quốc
- Vingroup mở “Siêu thị Vinmart 4.0” - Virtual Store đầu tiên tại Việt Nam: Khách chỉ cần nhìn áp phích và quét mã QR, 2 tiếng sau hàng đã tới cửa nhà
- Vì sao ông lớn bán lẻ Pháp, Đức… tạm biệt Việt Nam?
- Thị trường bán lẻ rộng mở, đại gia ngoại Auchan, Shop&Go... vẫn phải "bán mình" xách vali về nước, doanh nghiệp Việt tận dụng cơ hội ra sao?
- Tranh nhau miếng bánh bán lẻ Việt Nam, đại gia ngoại nhận kết cục trái ngược: Auchan rút lui, Parkson "ngắc ngoải", Big C và Metro bán mình, còn lại Lotte Mart và Aeon vẫn kiên trì mở rộng
- Các hệ thống bán lẻ chính hãng sẽ hưởng lợi sau vụ việc của Nhật Cường?
- Ngành logistics đang thiếu 2 triệu nhân lực
- Chân dung 'gã khổng lồ' bán lẻ Auchan sắp rút khỏi Việt Nam