Muốn công ty luôn đạt hiệu quả cao, làm người quản lý không thể thiếu 10 đặc điểm sau
Với mong muốn nâng cao năng lực quản lý lãnh đạo tại công ty, Google đã xây dựng dự án Oxygen nhằm xác định những điểm chung của các nhà quản lý có hiệu quả làm việc cao nhất tại công ty. Kết quả của nghiên cứu nội bộ này được Google tham khảo để xây dựng các chương trình phát triển năng lực quản lý cho nhân viên.
Dựa trên dự án này, Zack Friedman – nhà sáng lập đồng thời cũng là CEO của Make Lemonade, một website cung cấp dịch vụ đối chiếu tài chính cá nhân, đã chia sẻ trên Forbes 10 yếu tố để xác định một nhà lãnh đạo xuất sắc:
1. Là một người huấn luyện giỏi
Những nhà lãnh đạo giỏi không chỉ là người có hiệu quả làm việc cao mà họ còn đầu tư thời gian cũng như năng lượng vào việc đào tạo, huyến luyện cho đội ngũ của mình. Họ là người có khả năng chia sẻ các kinh nghiệm tốt nhất giúp cộng sự của mình cùng phát triển nhằm xây dựng một văn hóa doanh nghiệp cùng tiến.
2. Tin tưởng trao quyền và không quản lý vi mô (micromanage)
Ở vị trí lãnh đạo, cần biết cách trao quyền hợp lý cho các nhân viên cấp dưới lẫn những quản lý cấp cao trong từng lĩnh vực khác nhau để tránh tình trạng quá tải vì "ôm việc". Người lãnh đạo có đủ tin tưởng để trao quyền và chủ động xử lý công việc cho các nhân viên, cộng sự của mình chưa?
Quá sa đà vào quản lý vi mô chính là một trong những điểm yếu của những nhà quản lý kém, hậu quả tạo nên văn hóa doanh nghiệp tiêu cực. Hãy xây dựng môi trường làm việc "mở", cho phép nhân viên có không gian để tự xử lý công việc. Thêm nữa, hãy tạo điều kiện để đội ngũ chủ động tìm ra giải pháp khi gặp vấn đề khó. Bởi không một nhân viên nào thích bị kiểm soát từ những việc nhỏ nhất.
3. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững
Các CEO, các nhà quản lý lãnh đạo nên là cầu nối gắn kết các thành viên trong đội ngũ. Hãy cho các thành viên thấy tất cả đang cùng hướng về một tầm nhìn chung. Một CEO giỏi là tạo ra môi trường làm việc mà từng thành viên đều có thể thoải mái nêu lên những suy nghĩ cá nhân, cùng thử sai và đề xuất ý tưởng mới.
4. Làm việc hướng đến kết quả
Đặt mục tiêu rất quan trọng, nhưng con đường hiện thực hóa mục tiêu còn quan trọng hơn. Một CEO xuất sắc là người có thể tạo ra văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và tích cực. Hãy cho đội ngũ thấy cách thức để tạo ra kết quả mà toàn đội cùng hướng đến, thay vì chỉ đặt ra mục tiêu rồi áp đặt họ về những lộ trình quá cao siêu.
Có quá nhiều nhà lãnh đạo thất bại vì họ không thể truyền đạt tốt trong nội bộ. Vì vậy, tại Google, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố rất được lưu tâm. Cụ thể, tại đây việc truyền thông nội bộ không phải truyền thông ra lệnh từ trên xuống hoặc chung chung. Mà trước khi truyền đi bất kỳ thông tin gì, người lãnh đạo phải là người nên lắng nghe thật chi tiết và nếu có thể thì dành thời gian với các nhân viên liên quan để giải quyết vấn đề ngay khi mới bắt đầu.
Lãnh đạo nên lắng nghe thật chi tiết và nếu có thể thì dành thời gian với các nhân viên liên quan để giải quyết vấn đề ngay khi mới bắt đầu.
6. Quan tâm đến phát triển sự nghiệp nhân viên
Đừng chỉ tập trung vào điều mà đội ngũ có thể làm được cho công ty. Hãy tập trung vào điều công ty có thể mang đến cho từng thành viên trong tổ chức. Lãnh đạo cần nghĩ nên bổ sung cho nhân viên những kỹ năng nào, bồi dưỡng những kiến thức ra sao để có thể nâng cao nghiệp vụ lẫn giúp họ hoàn thành lộ trình phát triển bản thân như mong muốn.
Vì vậy, hãy trao đổi và góp ý tích cực, mang tính xây dựng về những việc mà tổ chức có thể làm được cho nhân viên mình.
7. Có tầm nhìn, chiến lược cụ thể
Nếu ngay cả người lãnh đạo cũng không có tầm nhìn rõ ràng hay chiến lược cụ thể thì làm sao toàn đội có thể tiến lên phía trước? Với quan điểm này, Google cho rằng một đội ngũ làm việc tốt bắt đầu từ năng lực thiết lập chiến lược rõ ràng, khả năng dẫn dắt, tạo nền tảng và định hướng cho toàn đội tiến lên trong công việc của người lãnh đạo.
8. Có kỹ năng chuyên môn để tư vấn cho nhân viên
Người lãnh đạo giỏi cần có hiểu biết về chuyên môn. Họ cần là một trong những người tiên phong xử lý các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực đó. Nếu làm được điều này, không chỉ giúp đội ngũ làm việc hiệu quả mà còn tạo dựng được sự tin tưởng của các nhân viên.
9. Gắn kết đội ngũ
Để công ty có thể phát triển tốt thì cần sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban. Vì vậy, ngoài quản lý đội ngũ riêng, người lãnh đạo cần phải phối hợp tốt với các quản lý cấp cao khác trong công ty. Bởi đây chính là cách thức hợp tác giúp công ty đi lên vừa nhanh vừa ổn định.
10. Ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả
Phân tích thông tin là kỹ năng hữu ích. Chiến lược cũng quan trọng. Các kịch bản thử nghiệm sẽ giúp tối ưu hóa mục tiêu chính. Tuy nhiên, cả ba yếu tố đó đều sẽ không phát huy được hết tác dụng nếu các CEO không dám ra quyết định vào những thời điểm cần thiết. Do đó, nhà lãnh đạo cần phát triển khả năng ra quyết định và đảm bảo tiến trình thực hiện đảm bảo đủ nguồn lực.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- 4 chiến lược quản trị nhân sự cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp
- Giúp nhân viên hiểu ý nghĩa công việc để tăng năng suất lao động
- Phong cách quản trị - chiến lược kinh doanh của 2 tỷ phú Phạm Nhật Vượng và Trần Bá Dương: Lửa và băng
- Ba xu hướng quản trị doanh nghiệp sẽ nổi lên trong thập niên 2020
- Shark Hưng: Founder đầu tiên của Món Huế bán công ty với giá 1-2 triệu USD, việc thay đổi cơ cấu chủ sở hữu đã làm mất đi toàn bộ bản chất của hệ thống này
- Bậc thầy marketing Philip Kotler chỉ ra bí mật của một email được khách hàng đọc ngấu nghiến thay vì ném vào thùng rác
- Những yếu tố then chốt để từ salesman tiến lên làm chủ doanh nghiệp
- Phương thức quản trị ‘lạt mềm buộc chặt’ của Phó TGĐ Sài Gòn Food: ‘Muốn nhổ răng thì trước tiên phải chích thuốc tê’
- CEO Viettel Post chỉ ra bài toán khó của "Make in VietNam": Tính cách người Việt rất khó bắt tay hợp tác khi thành công
- Nhân viên TGDĐ bán được doanh số khủng sẽ bị nhắc nhở và lý giải của ông Nguyễn Đức Tài: Văn hóa của bạn là vì khách hàng hay vì "ngửi thấy mùi tiền" của khách hàng?