Hiện nay, toàn quốc đã có trên 1.600 chuỗi cung ứng nông lâm thuỷ sản an toàn, với sự tham gia của 100 hợp tác xã và 250 doanh nghiệp trên cả nước, trong đó có một số tập đoàn lớn.
Mặc dù tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I/2020 của ngành bán lẻ vẫn tăng 4,67% song theo Bộ Công Thương, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm gần đây.
Hàng Việt đến nay vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các cơ sở phân phối của doanh nghiệp trong nước với trên 90%, tại các hệ siêu thị nước ngoài ở Việt Nam chiếm từ 60% đến 96%.
Không chỉ là thị trường tiêu dùng tiềm năng, Việt Nam còn là phương án giảm thiểu rủi ro cho các thương hiệu bán lẻ Nhật Bản khi thị trường Mỹ, Trung Quốc hay Hàn Quốc đang có xu hướng sụt giảm.
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang được coi là một trong những ngành hấp dẫn nhà đầu tư ngoại, cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực này sẽ ngày càng gay gắt hơn khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực.
Kênh phân phối, giá và khuyến mãi cùng tối ưu hóa danh mục sản phẩm là ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng doanh số cho ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong tình hình hiện nay.
Ngành dịch vụ và ăn uống Việt Nam hiện có 540.000 nhà hàng, 22.000 quán cà phê, quầy bar doanh thu năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2018.
Các “tay chơi” chính trong mảng đại siêu thị bao gồm Big C, Lotte Mart, AEON, Saigon Co.op và E-Mart. Trong đó, Big C đang chiếm thị phần cao nhất với 57,6%.
So với mức trung bình toàn cầu, người tiêu dùng VN có sự ưu tiên mạnh mẽ hơn đối với các sản phẩm địa phương, với 17% cho biết rằng họ chỉ mua hàng tiêu dùng nội địa và 59% nói rằng họ đa phần mua hàng tiêu dùng nội địa
Với những gì Vinamilk, Nestle và Nutifood đã thể hiện, thì dường như họ không có ý định tấn công thị trường cao cấp mà chỉ tập trung thị trường trung và thấp cấp, đánh mạnh vào mảng take-away.
Trong Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2020, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại là 100% thay vì tối đa chỉ là 50% như theo quy định.