Saigon Co.op công bố doanh số cao kỷ lục dịp Tết Kỷ Hợi: 8 tuần lễ thu về 8.000 tỷ đồng
Theo đó, Tết Kỷ Hợi ghi nhận doanh số cao kỷ lục của Saigon Co.op khi đạt con số gần 1.000 tỷ đồng mỗi tuần, tương đương tổng doanh thu trong 8 tuần kinh doanh tết của Saigon Co.op đạt con số gần 8.000 tỷ đồng.
Đây được xem là con số doanh thu cao kỷ lục trong mùa tết của hệ thống bán lẻ hàng tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay.
Ghi nhận tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Co.opXtra, Co.op Food, Co.opSmile, Cheers… của Saigon Co.op, lượng khách mua sắm dịp tết tăng cao, những tuần cận tết lượng khách tăng cao điểm gấp 4 lần.
Một số lý do giúp Saigon Co.op đạt doanh số kỷ lục nói trên:
- Tăng điểm bán: Đầu tháng 12, Saigon Co.op cho biết đơn vị này tăng thêm 130 điểm bán mới so với năm trước. Tính trong 2 tháng 12/2018 và tháng 1/2019, đơn vị này tiếp tục đưa vào hoạt động TTTM Sense City và 4 siêu thị Co.opmart trước Tết.
- Mở rộng phân khúc khách hàng bình dân: Ví như giỏ quà Tết, đơn vị này cung ứng 50 mẫu giỏ quà Tết, trong đó có giỏ quà tiết kiệm thiết kế riêng cho anh chị em công nhân, với những sản phẩm bình dân như dầu ăn, đường trắng, hạt nêm, mứt Tết, bún, gạo, trà…
- Cung cấp dịch vụ mâm cỗ gia tiên với 600.000 cẩm nang, tương ứng với 600.000 mã QR. Khách hàng dùng điện thoại và scan các mã QR code trên những cẩm nang này rồi chọn những món ăn đặc trưng dịp tết như bánh chưng, dưa món, củ kiệu, thịt đông, gà luộc...
Ảnh: Thanh tra.
Sau khi mất ngôi vương bán lẻ Việt Nam về tay Thế giới Di động năm 2017, Saigon Co.op đang nỗ lực chuyển mình và quyết tâm giành lại vị thế này vào năm 2025. Nhìn lại hoạt động năm 2018, có vẻ Saigon Co.op vẫn thực hiện khá đuối so với các mục tiêu đề ra về việc mở rộng điểm bán.
Theo thống kê từ Saigon Co.op vào ngày 26/12/2018, tính riêng trong năm 2018, đơn vị này đã đưa vào hoạt động 10 siêu thị Co.opmart, 1 đại siêu thị Co.opXtra và hơn 120 cửa hàng thực phẩm Co.op Food… cách khá xa mục tiêu đề ra. Theo định hướng phát triển hoạt động kinh doanh năm 2018, số lượng mở mới các điểm Co.opmart, Co.opXtra và Co.op Food lần lượt là 19, 2 và 170. Tức, hợp tác xã này chỉ thực hiện được tầm 60-70% mục tiêu mở điểm bán đề ra.
Bên cạnh đó, vấn đề nhân sự ở cấp cao nhất của Saigon Co.op cũng đang có sự xáo trộn. Hồi tháng 9 năm ngoái, Sài Gòn Giải phóng đưa tin "đang xuất hiện sự thiếu nhất quán về điều hành tại một nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Hậu quả là cả 2 người đứng đầu DN này đang làm đơn xin chuyển công tác hoặc nghỉ việc".
Phía Saigon Co.op cũng gửi văn bản tới Sài Gòn Giải phóng làm rõ nội dung trên. Theo đó, một lãnh đạo của Saigon Co.op có nguyện vọng xin nghỉ để nâng cao trình độ; tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có kết luận cuối cùng của cấp có thẩm quyền. Mục đích xin nghỉ việc xuất phát từ lý do cá nhân, theo kế hoạch cụ thể và đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho thay đổi này để không làm ảnh hưởng chung đến hoạt động của Saigon Co.op.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Sau Vinamilk, JC&C tiếp tục đầu tư lớn vào Thaco với mức định giá lên đến 9,4 tỷ USD
- Grab "khoe" tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc: 6 tháng vừa qua đạt 1 tỷ chuyến xe
- Doanh nghiệp thủy sản đồng loạt báo lãi lớn năm 2018
- Bibica: Năm 2018 lãi 110 tỷ đồng vượt 12% kế hoạch cả năm
- Kem và sữa chua "bán ế" kéo lợi nhuận Kido bốc hơi 70%
- IKEA vào Việt Nam: Người tiêu dùng vỗ tay ăn mừng, các doanh nghiệp đối thủ thận trọng, thị trường nội thất trong nước liệu có chao đảo?
- Lợi nhuận Digiworld năm 2018 đạt gần 110 tỷ đồng, tăng trưởng gần 40%
- CEO Nguyễn Thị Phương Thảo: Vietjet đóng góp 70% vào tăng trưởng ngành hàng không
- Alibaba tham vọng làm Nhà cung cấp công nghệ cho doanh nghiệp toàn cầu
- Chỉ 3 năm nữa thôi, chúng ta sẽ chứng kiến cuộc chiến không khoan nhượng giữa Amazon và Alibaba tại thị trường Việt Nam?