6 điều tạo nên khả năng ứng biến đỉnh cao mà không phải nhà lãnh đạo nào cũng biết
Luôn hành động
Luôn khởi tạo ý tưởng. Rất nhiều công việc tại công ty bắt đầu bằng một bài thuyết trình PowerPoint hoặc một loạt các bản ghi nhớ và sau đó mọi thứ trôi đi mà không có sự phản hồi thích hợp. Một nhà lãnh đạo cần giữ năng lượng của một nhóm tập trung và giúp thực hiện nhiệm vụ. Nếu không ai hành động, công việc sẽ không được hoàn thành.
Tuy nhiên, thực hiện hành động không có nghĩa là chỉ làm việc để có vẻ là đang bận rộn. Hành động không chỉ để duy trì một năng lượng tốt mà còn thúc đẩy nhằm đạt được kết quả. Hành động có thể có dạng phản ứng - một khi bạn đưa ra một kế hoạch phù hợp, bạn phải có khả năng phản ứng, thích ứng và điều chỉnh để kế hoạch diễn ra.
Thúc đẩy
Thúc đẩy nhóm của bạn để giúp tăng cường và truyền cảm hứng (chứ không phải là tạo sự bực bội hoặc hăm dọa). Hãy tự hỏi: "Liệu mọi người có thể dành cuối tuần làm việc cho tôi để công việc được hoàn thành mà tôi không cần yêu cầu họ?" "Động lực" và "cảm hứng" là những từ rất hấp dẫn được sử dụng bởi nhiều nhà tư vấn doanh nghiệp, và hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đồng ý rằng động lực có liên quan đến nơi làm việc. Hãy tạo ra một định nghĩa cho cả hai từ để đảm bảo rằng chúng ta vẫn đang nói về cùng một thứ.
Theo Bob Kulhani, động lực là một động cơ gây ra bởi một sự thúc đẩy bên ngoài - một cái gì đó bên ngoài của mỗi người thúc đẩy chính họ thành công; cảm hứng là một động cơ gây ra bởi một sự thúc đẩy bên trong, lay động lòng người và thúc đẩy một người thành công.
Đối với người lãnh đạo/một nhóm người, động lực và cảm hứng là lời mời gọi hành động của một nhà lãnh đạo cộng hưởng với mục tiêu cốt lõi của mỗi thành viên trong nhóm. Câu hỏi thực sự là: "Làm thế nào tôi có thể tạo ra động lực nội tại?"
Một động lực như vậy được tạo ra và củng cố hiệu quả thông qua sự lãnh đạo ứng biến. Để tạo động lực, nhà lãnh đạo ứng biến tạo ra và truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng, phát triển một môi trường thoải mái để làm việc, loại bỏ những trở ngại để thành công, liên tục tìm kiếm các cơ hội cải tiến quy trình, duy trì năng lượng nhóm, tin tưởng vào hiệu quả làm việc của nhóm và luôn duy trì sự giao tiếp cởi mở, trung thực, thẳng thắn hai chiều. Kết quả của nỗ lực này là việc tạo thành các thành viên trong nhóm, những người được truyền cảm hứng, thúc đẩy nội tại và tạo động lực để làm việc chăm chỉ.
Hãy chắc chắn rằng cấp dưới và đồng nghiệp của bạn nhận thức được động lực được tạo ra từ bạn, nhà lãnh đạo nhóm, để đạt được kết quả nhóm tích cực, chứ không phải là lợi ích cá nhân. Nếu bạn đã tạo ra một đội ngũ mạnh mẽ, ứng biến và một môi trường "Vâng, và" trong đó mọi người làm việc để giúp nhau thành công thì thành công của nhóm là thành công cá nhân và thành công cá nhân là sự thành công của nhóm.
Một đội ngũ tốt sẽ tạo nên hình ảnh tốt đẹp cho người lãnh đạo, đó tất nhiên là một lợi ích cá nhân của nhà lãnh đạo đó. Tuy nhiên, không điều gì giết chết làm việc nhóm và động lực nhóm nhanh hơn một nhà lãnh đạo luôn đưa ra quyết định dựa trên sự toan tính cá nhân.
Hãy mạo hiểm và chấp nhận rủi ro
Một nhà lãnh đạo ứng biến nên luôn luôn thử nghiệm, đổi mới bất cứ khi nào có thể và liên tục tìm ra những cách mới để cải thiện hiệu suất. Ứng biến về bản chất là sự thay đổi, tiến hóa và thất bại. Tạo ra những thời điểm trong đó việc tuột mất cơ hội và thất bại là hoàn toàn bình thường.
Hơn nữa không nên chỉ đi theo một lộ trình đã từng hiệu quả trong quá khứ. Những khoảng thời gian mà việc thất bại trở thành bình thường chính là những thời điểm thách thức hiện trạng. Tạo ra các quy trình làm việc mới hoạt động hiệu quả trong hiện tại và tương lai. Nếu bạn phát triển được các phương pháp tuyệt vời và các giao thức hiệu quả, bạn chắc chắn có thể giữ và sử dụng chúng.
Đồng thời hãy luôn chuẩn bị để tiến lên phía trước và để thích ứng. Hãy hiểu rằng trí óc có tiềm năng vô hạn. Có những ý tưởng tuyệt vời mà bạn chưa từng nghĩ đến. Hãy sẵn sàng đón nhận khi chúng đến.
Hãy thất bại
Nhà lãnh đạo hiệu quả sẽ luôn nói rõ với nhóm của mình rằng anh ta sẽ chịu trách nhiệm trước những kết quả tiêu cực. Đây đơn giản là vấn đề về tính chính trực và sự trách nhiệm. Bạn phải chịu trách nhiệm với những quyết định được đưa ra. Thông thường, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ lấy thành quả từ thành công của nhóm và đổ lỗi cho nhóm (hoặc cá nhân trong nhóm) nếu có sự thất bại.
Thế nhưng Bob Kulhan đã nhìn thấy nhiều kết quả tốt hơn đạt được với cách tiếp cận ngược lại: một nhà lãnh đạo khen ngợi nhóm khi có thành công và nhận trách nhiệm khi có thất bại. Rõ ràng nếu một hoặc nhiều thành viên của một nhóm thực sự không đủ năng lực hoặc không theo chỉ dẫn của nhà lãnh đạo, đó là một vấn đề chiến lược và thậm chí là một vấn đề nhân sự. Đúng vậy, nếu bạn đã hoàn thành công việc của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo và một người nào đó trong nhóm của bạn không làm tốt công việc của họ, rắc rối sẽ diễn ra.
Mặc dù vậy, về cơ bản, cơ hội cả nhóm có thể đạt được kết quả mong muốn tăng lên khi một nhà lãnh đạo cho phép các thành viên cố gắng để thành công và thoát khỏi nỗi sợ hãi thất bại, và sau đó đánh giá cao và tôn trọng khi thành công đã đạt được.
Biết điểm kết thúc
Đánh giá lại nhiều lần kết quả, quá trình và hiệu suất nhóm một cách trung thực để tìm ra cách cải thiện. Một nhà lãnh đạo ứng biến nên sử dụng các kết quả đạt được của nhóm như một bài kiểm tra về sự tiếp tục, sự gián đoạn và áp dụng các phương pháp lãnh đạo để đạt được những kết quả đó.
Nhà lãnh đạo cần phải luôn sẵn sàng đánh giá kết quả để giúp có được những quy trình làm việc hiệu quả. Điều này trên thực tế là ý tưởng đằng sau khái niệm về quy trình làm việc hiệu quả. Nếu sự tinh chỉnh hoặc thích ứng trong phong cách lãnh đạo của bạn làm tăng cơ hội đạt được kết quả tốt hơn, thì hãy thực hiện tinh chỉnh, ngay lập tức.
Tham gia vào các hoạt động phát triển và các cơ hội sẽ giúp bạn tạo ra kết quả tốt hơn trong lần tiếp theo bạn lãnh đạo nhóm. Hãy sẵn sàng tìm kiếm phản hồi từ những người khác trong tổ chức về cách mà bạn và các nhóm của bạn có thể cải thiện kết quả. Xác định những gì bạn cần làm để cải thiện bản thân với cương vị của một nhà lãnh đạo.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Quản trị doanh nghiệp thành công nhờ ứng dụng mô hình 5S
- Bí quyết quản trị doanh nghiệp của các "ông lớn" trong kỷ nguyên 4.0
- Chiến lược tăng trưởng cho doanh nghiệp: Đa dạng hóa sản phẩm chưa chắc là chọn lựa đúng
- 7 "nguyên tắc vàng" trong kinh doanh của tỷ phú Tadashi Yanai
- CEO của Duolingo tiết lộ “thần dược” dành cho các nhà quản lý mỗi khi có nhân viên “phát bệnh lười”: Đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả!
- Doanh nhân Nhật Bản với triết lý kinh doanh 'phớt lờ' cổ đông
- Áp dụng AI vào kinh doanh: chiến lược là gì?
- Bí quyết thành công của tỷ phú Jamie Dimon: Đặt công việc ở vị trí cuối cùng
- Kỹ năng quản lý công việc để cân bằng cuộc sống của Jeff Bezos
- 10 bí quyết quản trị đắt như vàng của người Mỹ giàu nhất trong lịch sử - John D. Rockefeller