BigC, Coopmart, AEON, Lotte Mart…, đại siêu thị nào đang chiếm thị phần nhiều nhất?
Theo báo cáo, trước Covid-19, mảng đại siêu thị tại Việt Nam có vẻ ổn định về mặt số lượng, diện tích sàn và doanh số giảm nhẹ 0,2% trong năm 2019. Lý do có thể vì đại siêu thị nằm không gần khu dân cư. Trong khi đó, người dân thành phố thích siêu thị và cửa hàng tiện lợi hơn vì tiếp cận dễ dàng. Người tiêu dùng chỉ đến đại siêu thị khi họ mua lượng hàng lớn.
Trong năm 2019, cả nước có 58 đại siêu thị. Các "tay chơi"chính trong mảng đại siêu thị bao gồm Big C, Lotte Mart, AEON, Saigon Co.op và E-Mart. Trong đó, đại siêu thị đến từ Thái Lan, BigC đang chiếm thị phần lớn nhất với 57,6%.
Số lượng các đại siêu thị, diện tích mặt sàn và tăng trưởng doanh số của các đại siêu thị giai đoạn 2014-2019
Trong khi đó, theo Deloitte Việt Nam, các "tay chơi" trong nước đang chiếm lĩnh mảng siêu thị, chẳng hạn như Saigon Co.op và Bách Hóa Xanh với thị phần lần lượt là 43% và 14%. Mảng siêu thị này đã tăng trưởng trong suốt 4 năm qua và những doanh nghiệp địa phương am hiểu thị trường nội địa đã chiếm lĩnh được người tiêu dùng. Trong mảng này, các sản phẩm gắn mác riêng của siêu thị cũng đang ngày càng trở nên nổi tiếng. Báo cáo của Deloitte không hề nhắc đến thị phần của Vinmart.
Trong Covid-19, mảng siêu thị và đại siêu thị tăng trưởng mạnh, hơn hẳn các mô hình bán lẻ truyền thống. Lý do là siêu thị và đại siêu thị có nhiều mặt hàng. Điều này giúp khách hàng chỉ cần đến một điểm bán là có thể mua được mọi thứ họ cần để giảm việc đi lại và tiếp xúc, tránh lây lan dịch bệnh.
Mảng cửa hàng tiện lợi: Family Mart chiếm thị phần nhiều nhất với 21,4%
Theo báo cáo của Deloitte Việt Nam, cửa hàng tiện lợi đã phát triển nhanh chóng khắp Việt Nam suốt những năm qua với các thương hiệu như Family Mart, Circle K, B’s Mart… Thị phần lần lượt của 3 thương hiệu trên là 21,4%, 20,7% và 9,6%. Số lượng cửa hàng tiện lợi trong cả nước năm 2019 là 1.289, tăng 101 điểm bán so với 2018.
Số lượng các cửa hàng tiện lợi giai đoạn 2014-2019
Báo cáo cũng cho biết, Covid-19 đã mang nhiều khách hàng mới đến với cửa hàng tiện lợi. Dịch bệnh khiến nhiều người, trước đó chưa từng mua đồ ở cửa hàng tiện lợi, đã có những giao dịch đầu tiên.
Tháng 3/2020, lượng mua sắm tại cửa hàng tiện lợi lên tới đỉnh điểm. Đối với những làm trong mảng mua sắm này, đây là cơ hội cần nắm bắt và có thể đầu tư để giữ chân khách hàng, biến khách hàng mới thành khách hàng trung thành.
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- Việt Nam là một trong những thị trường hiếm hoi của Uniqlo có dấu hiệu phục hồi
- Cú lừa lịch sử của 'Starbucks Trung Quốc': Sự vỡ vụn của mô hình kinh doanh tăng trưởng bất chấp, không màng tới lợi nhuận
- Điện Thoại Siêu Rẻ đóng cửa không phải vì không thành công mà do Thế Giới Di Động đang toan tính một bước đi khác vươn ra thị trường tỉnh lẻ?
- Thế Giới Di Động đóng cửa chuỗi "Điện Thoại Siêu Rẻ"
- Bán đồng hồ ‘6 tháng dịch bằng cả năm’, Thế Giới Di Động tham vọng tăng gấp 5 lần số bán
- Tập đoàn của ông Đặng Văn Thành mở chuỗi xe bánh mì
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa 6 tháng vẫn tăng bất chấp dịch Covid-19
- Big C miền Đông tháo bảng thông báo đóng cửa, quay về buôn bán bình thường
- CEO Lazada Việt Nam: Tăng cường miễn phí giao hàng sẽ kích cầu tiêu dùng hiệu quả
- Doanh nghiệp F&B cắt giảm chi phí marketing mùa dịch có bỏ lỡ cơ hội khi người tiêu dùng đang online nhiều hơn bao giờ hết?