Bức tranh tài chính của Coca Cola VN đã thay đổi thế nào trước khi sang tay chủ mới với giá gần 1 tỷ USD?

Sau gần 30 năm gia nhập TT nội địa, dù được xem là ''ông lớn'' trong ngành đồ uống nhưng Coca-Cola Việt Nam ghi nhận lãi ở mức rất thấp, bị 2 đối thủ Sunstory Pepsi và Tân Hiệp Phát bỏ xa, trái ngược với quy mô doanh thu vẫn tăng trưởng tương đối đồng đều

Mới đây ngày 18/7, Tập đoàn Swire Pacific có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ chi 1,015 tỷ USD để thực hiện thương vụ mua lại hoạt động đóng chai và phân phối của Coca-Cola tại Việt Nam và Campuchia. Dự kiến, giao dịch sẽ được hoàn thành trong vòng 6 tháng, tùy thuộc vào sự thỏa thuận chống độc quyền giữa hai bên.

Swire Pacific cho biết, thỏa thuận này sẽ giúp Tập đoàn mở rộng thị phần kinh doanh và trở thành công ty có đà phát triển ở lĩnh vực nước giải khát nhanh nhất Đông Nam Á.

Trước thông tin một trong những doanh nghiệp lớn nhất ngành đồ uống đổi chủ, bức tranh tài chính của Coca-Cola Việt Nam vì vậy được chú ý trở lại.

Theo tìm hiểu, Coca-Cola là một trong những thương hiệu nước ngoài lập nhà máy tại Việt Nam khá sớm, từ năm 1994. Song, phải sau 20 năm lỗ ròng triền miên, mãi đến năm 2013, Coca-Cola Việt Nam mới lần đầu tiên báo lãi (150 tỷ đồng) và đến năm 2015 mới lần đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều năm qua, nếu so với doanh thu thì lãi của công ty này rất khiêm tốn.

Năm 2020, Coca-Cola VN đạt doanh thu gần 8.000 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ, đồng thời khép lại đà tăng trưởng kể từ năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 838 tỷ đồng, mặc dù vẫn rất thấp so với doanh thu nhưng lại là mức lãi ghi nhận cao nhất trong vòng 5 năm.

Do quá trình thua lỗ liên tục, đến cuối năm 2012, lỗ lũy kế của công ty lên đến 4.100 tỷ đồng. Lợi nhuận của cả giai đoạn 2013-2020 vẫn chưa đủ bù đắp. Năm 2021 nếu vẫn duy trì được kết quả như những năm trước thì khả năng cao công ty đã xóa hết được khoản lỗ khổng lồ kia.

Đặt lên bàn cân với các đối thủ có dải sản phẩm tương đồng, nhìn chung cả năm 2020, do ảnh hưởng của Covid-19, kết quả kinh của các doanh nghiệp đồ uống đều ít nhiều bị sụt giảm. Song cùng với Suntory PepsiCo, Coca-Cola VN, URC vẫn nằm trong top 3 doanh nghiệp FDI thống lĩnh thị trường, ngoài ra có 2 doanh nghiệp nội là Tân Hiệp Phát và Masan.

Cụ thể, với cơ cấu đồ uống đa dạng từ nước giải khát có ga, trà xanh, nước tăng lực, nước tinh khiết… Suntory Pepsi đang có quy mô doanh thu vượt trội và bỏ xa Coca-Cola và Tân Hiệp Phát. Năm 2020, Suntory PepsiCo ghi nhận doanh thu hơn 17.250 tỷ đồng, bằng doanh thu của cả Coca-Cola VN và Tân Hiệp Phát cộng lại.

Với tác động của dịch bệnh, doanh thu của hệ thống Tân Hiệp Phát cũng chững lại, năm 2020, doanh thu nhóm này giảm xuống còn xấp xỉ 8.000 tỷ đồng.


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật