"Chiêu mộ" Chủ tịch Golden Gate, đẩy áp lực tăng trưởng vào Bách Hóa Xanh, có phải Thế giới di động đang muốn tiến công ngành bán lẻ F&B?
Bổ sung lãnh đạo độc lập có tiếng nhất trong ngành F&B...
Trong thời điểm bão hoà của ngành bán lẻ điện thoại, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng và khi khả năng đầu tư vào F&B diễn ra, TGDĐ một lần nữa có tận dụng hiệu quả kinh nghiệm xây dựng và triển khai hệ thống đã có để đem lại nguồn doanh thu triển vọng cho công ty và lợi tức hấp dẫn cho các cổ đông.
Nhiều nhà đầu tư từng nhận định ông Nguyễn Đức Tài là bậc thầy trong khả năng "trải thảm" cho các kế hoạch kinh doanh, Bách Hoá Xanh rõ ràng là bước đệm đầy lợi thế nếu chiến lược đầu tư mới của TGDĐ được triển khai.
Ngày 22.03.2019, ông Đào Thế Vinh, Chủ tịch của Golden Gate Group chính thức thông qua nghị quyết Đại hội cổ đông 2019 để trở thành thành viên HĐQT Độc lập của TGDĐ. Và nếu như "thế giới trà sữa" hay "thế giới ẩm thực" hình thành, hẳn sẽ có rất nhiều thách thức mà TGDĐ phải vượt qua. Tuy nhiên, nhìn vào cách mà chuỗi Bách Hoá Xanh chuyển mình mạnh mẽ, nhiều đối thủ sẽ phải rất dè chừng.
Golden Gate Group là tên tuổi lớn sở hữu chuỗi nhà hàng lớn nhất cả nước với nhiều thương hiệu như Kichi-Kichi, Sumo BBQ, Gogi house, Vuvuzela...
Một điểm chung thú vị, Thế giới Di động và Golden Gate đều từng là những khoản đầu tư rất thành công của Mekong Capital. Cả hai chạy song song trên 2 lĩnh vực nhìn vào có thể rất khác nhau, nhưng đang dần có xu hướng xích lại gần hơn và có thể "gặp gỡ" vào một thời điểm thật chín muồi.
"Khi bạn có một kho lương thực trong nhà, vừa bán lẻ và cũng sử dụng để tạo ra những món ăn ngon nhất để đãi khách, điều gì sẽ thuận lợi, tuyệt vời và thoải mái hơn như thế?". Câu nói này để dẫn đến một trong những vấn đề mà các nhà hàng đơn lẻ hay chuỗi nhà hàng có tiếng đang đối mặt hàng ngày là đảm bảo nguồn nguyên liệu luôn tươi mới. Bên cạnh đó, bài toán chi phí đầu vào ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh hay sống còn của những điểm ăn uống này.
... và lấy Bách Hóa Xanh làm nền tảng
Vai trò của Bách Hoá Xanh đang được đẩy lên cao nhất và cũng sẽ là áp lực nhất với đội ngũ phát triển.
365 (trong tổng số 405) cửa hàng có diện tích trên 300 m2, tăng trưởng lợi nhuận từ 14% đến 18% vào cuối năm 2018, "cha đẻ" của dự án kinh doanh tiếp theo: "Bách Hoá Xanh" đã chuyển mình như thế nào?
Tuy nhiên, điều gì không mang lại hiệu quả sẽ phải được thay thế và hoàn thiện. Sau một năm triển khai, nhiều cửa hàng Bách Hoá Xanh dời địa điểm ra các vị trí "đắc địa" hơn và thay đổi này hợp lý bằng con số doanh thu: tăng trưởng gấp đôi và tăng cao mức độ nhận diện của thương hiệu. Do đó, Bách Hoá Xanh đã hoàn thành mục tiêu hoà vốn EBITDA ở cửa hàng cuối tháng 12/2018, hiểu một cách đơn giản là cửa hàng đã đảm bảo việc tự đảm bảo chi phí đầu vào và chi phí lương quản lý, nhân viên.
Nếu như trước đây, "một người chỉ buôn sỉ hàng trái cây hay rau củ nhưng cánh cửa đến với Bách Hoá Xanh vẫn rất rộng mở", giờ đây, TGDĐ đang tiến một bước xa và vững chắc hơn khi quyết định "tự mình" xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng nguồn cung ứng, các đối tác là trang trại của Bách Hoá Xanh sẽ phải đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất an toàn, sản lượng và thời gian giao hàng như cam kết. Nguồn thịt cá tươi cũng được đảm bảo tại cơ sở chăn nuôi và điểm tập kết thuỷ hải sản đánh bắt tại vùng.
Hoàn thiện hệ thống tự vận hành bằng việc kết nối giữa vận chuyển chuyên nghiệp bằng xe tải và hệ thống kho khô và kho lạnh tập trung ở ngoại thành TP.HCM cũng là một trong những mục tiêu khó khăn đã hoàn thành trong năm 2018.
Theo ông Doanh, lần đầu tiên TGDĐ bổ sung nhân viên ca sớm, hệ thống giao nhận đảm bảo vận chuyển hàng hoá đến tất cả các cửa hàng từ 2 đến 4 giờ sáng, do đó nhân viên ca ngày sẽ có nhiều thời gian chăm sóc khách hàng và tổ chức các chương trình khuyến mãi tốt hơn. Ngoài TP.HCM, người dân các tỉnh lân cận như Bình Dương, Long An, Bến Tre, Đồng Nai đang được tiếp cận mô hình chợ truyền thống hiện đại này. Thu ngân tại cửa hàng sẽ tiết kiệm thời gian hơn bằng việc nộp tiền ngay tại các cửa hàng điện thoại, điện máy của TGDĐ.
Câu hỏi bỏ ngỏ
Quay lại, TGDĐ sẽ trực tiếp xây dựng chuỗi F&B hay giữ vai trò hậu phương cho "người khổng lồ" như "Golden Gate" vẫn là câu hỏi còn "để ngỏ". Tuy nhiên, theo cách mà TGDĐ họ đang triển khai với các mô hình đang gặt hái "doanh thu", việc gia nhập thị trường là điều không sớm thì muộn một chút, đối thủ lớn nhất của họ theo cách ông Tài chia sẻ, vẫn là chính họ mà thôi.
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Amazon ra mắt nền tảng quảng cáo trên thiết bị di động
- Thế Giới Di Động lãi 729 tỷ đồng sau 2 tháng, Bách Hóa Xanh đã đóng cửa toàn bộ các cửa hàng mô hình cũ
- Cổ đông muốn Bách hóa xanh 'kéo khách' của đối thủ
- Smartphone của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã bán qua website của nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng hàng đầu châu Âu MediaMarkt
- Vingroup bắt đầu bán điện thoại Vsmart tại Tây Ban Nha
- Cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp Việt khi tiến vào thị trường Trung Đông và Châu Phi
- Vì sao im ắng tại Việt Nam nhưng Mobiistar tự tin 'mang chuông đi đánh xứ người' và kỳ vọng lọt top 5 tại thị trường lớn thứ 2 thế giới?
- Vinamilk muốn mua 46,68% cổ phần, GTNfoods nói gì?
- Mì gói 'hai con tôm' thu hơn 50 tỷ đồng mỗi tháng
- Thị trường đồng hồ “thơm” cỡ nào mà khiến TGDĐ, PNJ, Doji nhập cuộc?