Khẳng định Phúc Long hiếm có đối thủ ở thị trường trà trong nước, lãnh đạo Masan tiết lộ quy trình đưa chuỗi đồ uống ra nước ngoài

Từ năm 2023, Masan sẽ bắt tay xây dựng quy chuẩn, quy trình để đưa Phúc Long ra toàn cầu.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 mới đây, trả lời câu hỏi của một vị cổ đông về định vị của thương hiệu Phúc Long và kế hoạch đưa Phúc Long ra thị trường quốc tế, đại diện Masan cho biết:

Trong nước, lĩnh vực cà phê có nhiều đối thủ nhưng thị trường trà thì Phúc Long có lợi thế mạnh, do đó, đây sẽ là cơ hội của Phúc Long. Còn với việc phát triển ra toàn cầu thì trong năm nay, bước đầu tiên sẽ là xây dựng quy chuẩn, quy trình đi ra toàn cầu ".

Trước đó, trong Báo cáo thường niên năm 2022 của Tập đoàn Masan nhấn mạnh, từ khi trở thành một phần trong hệ sinh thái bán lẻ tiêu dùng, Phúc Long "đã tăng trưởng đáng kể" khi đứng thứ hai về doanh thu và đứng thứ nhất về biên lợi nhuận gộp trong chuỗi cà phê và trà nội địa .

Năm 2022, chuỗi này thu về 1.579 tỷ đồng doanh thu, với lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) đạt 195 tỷ đồng. Riêng nhóm cửa hàng flagship đóng góp lớn vào doanh thu Phúc Long: đạt hơn 1.100 tỷ đồng/1.579 tỷ đồng doanh thu; lợi nhuận 330 tỉ đồng/195 tỷ đồng toàn chuỗi. 

Trong cấu trúc doanh thu, doanh thu từ trà chiếm hơn 70% nhờ thương hiệu được yêu thích. Phúc Long cũng cho biết đã có những bước tiến trong việc tiếp cận khách hàng thông qua nhiều kênh, bao gồm dịch vụ giao hàng và tiêu dùng tại cửa hàng.

Theo Masan, các cửa hàng flagship đã mang lại hiệu quả kinh tế trong top đầu, trong đó, biên lợi nhuận (tính theo chỉ tiêu EBITDA trên doanh thu) cấp cửa hàng và công ty lần lượt đạt 31% và 25%, mức cao nhất ngay cả khi so sánh với các chuỗi F&B trên toàn cầu. Khả năng tạo doanh thu trên mỗi cửa hàng gấp 2-3 lần các doanh nghiệp nội cùng ngành hàng. Ngay trong năm đầu tiên hoạt động, mỗi cửa hàng flagship đã đạt biên lợi nhuận là 26%.

TIN CŨ HƠN


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật