Nhiều chuỗi bán lẻ lớn của Mỹ đóng cửa do làn sóng biểu tình bạo lực
Người phát ngôn của công ty bán lẻ Target cho biết, Target tạm đóng cửa và giảm thời gian mở cửa của khoảng 200 cửa hàng sau khi cửa hàng Target gần nơi George Floyd tử vong ở thành phố Minneapolis bị đập phá và lấy đồ vào tuần trước.
Tờ Wall Street Journal ngày 1/6 cho hay hai hãng bán lẻ khác là Walmart và CVS cũng buộc phải đóng cửa một số cửa hiệu do quan ngại về an ninh. Hãng bán lẻ trực tuyến khổng lồ Amazon cho biết sẽ giảm bớt hoạt động ở một số thành phố, còn hãng đồ thể thao Adidas tạm đóng toàn bộ các cửa hàng tại Mỹ.
Trong khi đó, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ gặp khó khăn và phải cầm cự dựa vào sự hỗ trợ của Chương trình Bảo vệ Tiền lương, một chương trình cho vay không kỳ hạn của chính phủ liên bang nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ trả lương cho nhân viên phải nghỉ việc vì đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, với tình hình nhiều thành phố vẫn bị phong tỏa, thói quen chi tiêu của người tiêu dùng đã thay đổi và nền kinh tế cũng sẽ mất nhiều năm để có thể phục hồi. Những công ty nhỏ, vốn là nơi làm việc của gần một nửa số người Mỹ không làm việc cho chính phủ, thường có lãi ít nên sẽ khó tồn tại nếu không tiếp tục được hỗ trợ nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
Tình hình ở công ty vận tải A& J có trụ sở tại Oklahoma là một ví dụ điển hình. Chỉ một tuần sau khi A&J nhận được khoản vay hỗ trợ từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương, toàn bộ đội lái xe máy kéo của công ty này mất việc bởi các công ty dầu khí nơi họ làm việc phải tạm đóng cửa do giá dầu lao dốc hồi tháng Tư. Bà Dana Sanford, quản lý công ty gia đình này, cho biết công ty đã vượt qua được thời kỳ dầu mất giá hồi năm 2014 và cả cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, nhưng lần này tình hình tệ hơn rất nhiều. Khoản vay từ Chương trình Bảo vệ Tiền lương đã giúp A& J trả lương cho 72 nhân viên mặc dù họ chỉ ở nhà. Tuy nhiên, tình hình kinh tế khó có thể phục hồi nhanh chóng và nhiều khả năng phải vài tháng nữa công ty mới có thể gọi toàn bộ nhân viên trở lại làm việc. Khoản tiền được vay để hỗ trợ trả lương cho nhân viên sẽ chỉ đủ đến giữa tháng Sáu.
Cùng ngày, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo đại dịch COVID-19 có thể gây thiệt hại tới 16 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế nước này trong 10 năm tới. Nếu tính tới yếu tố lạm phát thì đại dịch cũng gây thiệt hại lên tới 7,9 nghìn tỷ USD, tương đương 3% GDP từ nay tới năm 2030.
Tuy nhiên, ông Phillip L. Swagel, Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ cũng thừa nhận những dự báo kinh tế này hiện cũng không chắc chắn bởi còn nhiều yếu tố còn chưa rõ liên quan đến diễn biến sắp tới của đại dịch, những ảnh hưởng của quy định giãn cách xã hội cũng như các luật lệ mới mà chính quyền liên bang có thể sẽ ban hành.
Ông Swagel cho biết nếu các chính sách sắp tới của chính quyền liên bang khác với những chính sách mà dự báo kinh tế của Văn phòng Ngân sách Quốc hội dựa trên đó để tính toán, thì những ảnh hưởng đối với nền kinh tế Mỹ cũng sẽ rất khác.
TIN CŨ HƠN
- Doanh nghiệp bán lẻ phá sản hàng loạt nhưng công ty này lại ăn nên làm ra nhờ dịch bệnh
- Các hãng FMCG đang chạy đua để thích nghi với sự thay đổi của khách hàng sau dịch Covid-19 như thế nào?
- Ứng dụng giao đồ ăn 'phất như diều gặp gió' nhờ Covid-19: Vốn hóa thị trường lần đầu vượt 100 tỷ USD, tài sản của CEO tăng gấp đôi sau vài tháng
- Asia Times: Việt Nam có thể phát triển thịnh vượng từ việc di chuyển chuỗi cung ứng sau đại dịch, nhưng Made in Vietnam sẽ không sớm thay thế Made in China
- Doanh thu ngành game tại Mỹ đạt đỉnh nhờ dịch COVID-19
- Tập đoàn bán lẻ 118 tuổi JC Penney phá sản: Sai lầm của những cửa hàng truyền thống
- COVID-19 khiến hàng loạt hãng bán lẻ tại Mỹ phá sản
- Covid-19 đang giúp các cửa hàng tạp hóa nhỏ tại Mỹ tăng gấp đôi doanh số, người dân thích tìm đến đây thay vì các siêu thị đông đúc
- Từng xem nhẹ thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ Target giành lại thị phần từ tay Amazon và tăng trưởng bền vững bằng cách nào?
- Chuỗi cung ứng thực phẩm Mỹ 'căng như dây đàn': Nguy cơ thiếu hụt gia tăng, một loạt nhà máy đóng cửa, hàng nghìn nhân viên nhiễm nCoV