Những mẹo nhỏ trong bán hàng được các thương hiệu lớn áp dụng để tăng doanh thu

Nó giúp chúng ta hiểu cách thức hoạt động của bộ não người tiêu dùng để chúng ta có thể đạt được nhiều doanh số hơn với chi phí thấp hơn.

Từ khi xã hội còn trao đổi các hàng hóa vật chất có giá trị tương đương cho đến thời điểm hiện tại, các doanh nhân đã biết nhu cầu quảng bá để sản phẩm của mình được bán nhiều nhất.

Theo truyền thống, xu hướng để các công ty đạt được nhiều thu nhập hơn dựa trên việc áp dụng nhiều nguồn quảng cáo hơn. Ví dụ: Nếu 5 đồng quảng cáo sẽ thúc đẩy 100.000 đồng doanh thu của một nhãn hàng xe hơi mỗi năm. Vậy theo lý thuyết, 10 quảng cáo thì con số đó sẽ được gấp đôi lên.

Chiến lược này sẽ rất hoàn hảo nếu việc tăng nguồn quảng cáo không phát sinh thêm chi phí, vì trong một số trường hợp, lợi tức đầu tư ít hơn số vốn đầu tư.

Để giải quyết vấn đề nan giải này, nghiên cứu về hành vi của con người thông qua các công nghệ mới và các nghiên cứu về thần kinh đã đưa ra khái niệm "Neuromarketing" (marketing tinh thần). Nó giúp chúng ta hiểu cách thức hoạt động của bộ não người tiêu dùng để chúng ta có thể đạt được nhiều doanh số hơn với chi phí thấp hơn.

Dưới đây là 5 trong số các chiến lược bán hàng phổ biến nhất và những mẹo này đến từ khái niệm neuromarketing. Bạn có biết những mẹo này không?

1. Mua liền bây giờ và trả góp không lãi suất

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi mua hàng, các cơ quan thần kinh liên quan đến nỗi đau có thể bị kích hoạt.

Biết được điều này, các công ty đã tận dụng thực tế này và cho phép người dùng thanh toán trả góp các sản phẩm (đặc biệt là những sản phẩm giá cao). Việc trả góp có thể có lợi cho doanh nghiệp vì nó làm giảm sự khó chịu khi mua hàng.

Tuy nhiên, không phải chỉ có việc phải trả tiền liền mới dẫn đến các kích hoạt tiêu cực mà còn rất nhiều lý do khác, chẳng hạn giá trị của đồng tiền cũng ảnh hưởng đến quyết định liệu mặt hàng này có hợp lý hay không.

Nhờ vào hình thức thanh toán này mà ý định mua hàng của chúng ta tăng lên.

2. Mua theo gói

Việc mua theo gói cũng là một chiến lược khác để giảm bớt sự khó chịu của chúng ta khi phải trả tiền, khi không hình dung được giá trị riêng biệt của từng món hàng. Trên thực tế, đây là một trong những mẹo bán hàng phổ biến nhất.

Ví dụ: Một chiếc bánh tại tiệm bánh địa phương có giá 3 USD/ cái, nhưng 1kg có giá 10 USD. Fan của kẹo sẽ biết rõ điều này hơn: mua 10 USD sẽ lợi hơn, nhiều hơn. Công thức 3x2 này cũng rất nổi tiếng trong các loại mặt hàng khác nhau như thực phẩm.

Việc mua theo gói sẽ khiến cho giá của từng món nhỏ trong đó rẻ hơn. Vì vậy, nó có thể giảm các kích hoạt tiêu cực khi phải chi tiền và mang đến cho khách hàng cảm giác hài lòng.

3. Trước đây với Bây giờ

Bạn sẽ thấy mẹo này rất phổ biến trong ngành tiếp thị qua điện thoại: Trước đây 49,99 USD nhưng bây giờ chỉ còn 39,99 USD và chỉ 1 lần duy nhất.

Mẹo này tương tự với giá neo. Mỗi lần muốn mua một sản phẩm, khách hàng sẽ định giá cho chất lượng và giá cả. Nếu chúng ta cung cấp giá neo hoặc đưa ra một mức giá cao, thì giá của sản phẩm sẽ thấp xuống, do đó, sản phẩm này như là một món hời.

4. Mua 2

Đã bao giờ bạn đi mua một chai dầu gội đầu, và đứng đó nhiều phút đồng hồ liền để suy nghĩ: không biết nên mua loại nha đam, trung tính, hay dành cho da nhạy cảm nhỉ? Biết được sự khó khăn trong những quyết định như vậy, các doanh nhân đã tạo ra một chiến lược giúp họ thu được nhiều doanh số hơn.

Tiếp thị mồi nhử đóng một vai trò rất quan trọng trong những tình huống như vậy.

Hãy tưởng tượng rằng tất cả các mẫu mã đều có giá tương tự nhau nhưng một sản phẩm tăng thêm 25% với mức giá chỉ cao hơn một xíu. Nhiều người xác định rõ ràng rằng, chỉ cần bỏ ra thêm có một chút tiền, chúng ta có một sản phẩm gần gấp đôi.

Quyết định so sánh giá trị và lợi ích là điều tối quan trọng trong não bộ, chúng ta cho rằng thực tế, giá cả tăng nhưng chất lượng cũng tăng, chúng ta sẽ cho rằng đây là một lựa chọn đúng đắn.

Nếu chúng ta muốn tăng doanh số, chúng ta chỉ cần tăng giá trị của một sản phẩm khi so sánh nó với các mặt hàng tương tự khác. Và khách hàng sẽ hiểu cả chất lượng/giá cả đều tăng. Có nghĩa là nếu chúng ta đưa ra một sản phẩm kém chất lượng hơn (đóng vai trò là mồi nhử) nhưng giá tiền giống hoặc gần giống với hàng chất lượng cao, thì doanh số sẽ tăng.

5. Tối thiểu hóa và bạn sẽ có lợi

Là người tiêu dùng, tất cả chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi khi phải lựa chọn giữa 100 thương hiệu ngũ cốc khi chúng ta muốn thử những loại mới. Trên thực tế, phải lựa chọn một trong hàng đống các sản phẩm tương tự nhau sẽ khiến chúng ta mệt mỏi về mặt tinh thần.

Một minh chứng rõ ràng là các cuộc khảo sát chất lượng được thực hiện bởi các thương hiệu. Khi trả lời các câu hỏi đầu tiên, chúng ta tập trung 100%, nhưng khi các sản phẩm lần lượt trôi qua (đặc biệt là khi có quá nhiều sản phẩm) thì chúng ta bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, dễ bị phân tâm. Và thậm chí, chúng ta đánh giá qua loa giá trị của các sản phẩm.

Hiểu điều này, các cửa hàng thực phẩm lớn và mua sắm trực tuyến đang giảm số lượng các lựa chọn bằng cách nghiên cứu nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu phạm vi sản phẩm. Giữa 5 sản phẩm với 10 sản phẩm thì lựa chọn 1 trong 5 sản phẩm sẽ dễ dàng hơn. Và nếu có ai đó khuyên hoặc tư vấn, thì càng nhiều càng tốt.

Tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và nếu bạn có đóng góp gì thì tôi rất hoan nghênh. Tôi cũng sẽ rất biết ơn nếu bạn muốn chia sẻ câu chuyện này.

Mộc Dương

Theo: Nhịp Dống Kinh Tế


Tìm Đại lý phân phối, Nhà cung cấp nổi bật