Sau một năm 2022 "bung lụa" lãi nghìn tỷ, DOJI quay về mức lãi trăm tỷ do người dân... chán mua vàng
Báo cáo tình hình kinh doanh Doji. Nguồn: HNX
DOJI từng có năm 2022 kinh doanh bứt phá, ghi nhận lãi khủng 1.017 tỷ đồng, gấp 4,3 lần năm 2021 và lớn hơn nhiều lần so với những năm trước đó chỉ lãi trên dưới 200 tỷ đồng/năm.
Kết quả khởi sắc này giúp tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2022 tăng mạnh từ 5,02% lên 17,39%. Tuy nhiên, tình hình lại đổi chiều trong năm 2023, khi đã 6 tháng trôi qua, DOJI chỉ ghi nhận 154 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
Việc lợi nhuận giảm mạnh của DOJI nằm trong bối cảnh chung khi nhu cầu mua vàng của người dân suy yếu. Báo cáo xu hướng nhu cầu vàng mới nhất của Hội đồng vàng thế giới cho biết, nhu cầu của người tiêu dùng vàng tại Việt Nam trong quý II chỉ đạt 12,7 tấn, giảm 9% so với quý trước đó.
Ông Shaokai Fan - Giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương (không bao gồm Trung Quốc) - nhận định, đà giảm nhu cầu vàng của người tiêu dùng Việt Nam tương tự các thị trường khác thuộc khu vực ASEAN. Sự suy giảm kinh tế Việt Nam trong hai quý liên tiếp đã tác động đến tâm lý thị trường và nhu cầu tiêu thụ trang sức. Nhu cầu mua vàng thỏi và xu vàng cũng bị hạn chế do tính thanh khoản thấp, chịu tác động từ sự suy thoái của thị trường chứng khoán và bất động sản.
Doanh nghiệp đầu ngành là CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) 6 tháng đầu năm cũng báo giảm 10% doanh thu so với cùng kỳ, đạt 16.459 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đi ngang ở mức 1.086 tỷ đồng.
Về cơ cấu nguồn vốn, tại ngày 30/6/2023, vốn chủ sở hữu của DOJI đạt gần 6.441 tỷ đồng, tăng thêm 79 tỷ đồng so với cuối năm trước. Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ tăng từ 1,95 lần lên 2,05 lần, tương ứng tổng giá trị nợ phải trả trên 13.200 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tài sản của DOJI tại thời điểm 30/6/2023 đã tăng thêm gần 900 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu được tài trợ bởi việc tăng thêm các khoản Nợ phải trả.
Trái chiều với diễn biến đó, dư nợ trái phiếu trên vốn chủ sở hữu lại giảm từ 0,1 lần (hồi đầu năm) xuống còn 0,02 lần tại cuối tháng 6/2023, tương ứng giá trị còn lại là 129 tỷ đồng.
Đây là dư nợ của lô DOJI.L.20.23.001 - lô trái phiếu duy nhất mà DOJI còn đang lưu hành, được phát hành vào ngày 31/07/2020, kỳ hạn 36 tháng, đáo hạn vào 31/07/2023. Khối lượng gồm 7.5 triệu trái phiếu, mệnh giá 100,000 đồng/trái phiếu, huy động tổng cộng 750 tỷ đồng. Lãi suất áp dụng là 9.5%/năm, với tổ chức lưu ký là CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV).
Nhịp sống thị trường
TIN CŨ HƠN
- FPT Telecom trở thành nhà phân phối chính thức của Cloudflare
- Sở hữu chuỗi bán lẻ GO!, Nguyễn Kim, Tops Market, Lanchi Mart..., “ông lớn” Thái Lan thu về 17.000 tỷ đồng từ Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2023
- Chủ thương hiệu bánh Chocopie “bắt tay” với ông lớn Thái Lan, nhảy vào ngành sữa Việt
- Wintel bắt tay Phúc Long tung gói cước không giới hạn 4G tốc độ cao
- Nhiều sáng kiến của Masan sẽ tạo “cú hích” tăng trưởng vào nửa cuối 2023
- Chuỗi nhà thuốc An Khang gánh khoản lỗ lũy kế gần 500 tỷ đồng, tạm ngưng chiến lược gia tăng cửa hàng, ngày càng "hụt hơi" trước Long Châu
- Những chuỗi đồ uống đang âm thầm đe doạ The Coffee House, Phúc Long...: Katinat được đại gia Sài Gòn "đỡ đầu", Mixue "một mình một ngựa" khai thác phân khúc giá rẻ
- Giữa ngàn sóng gió, "ông lớn" đầu ngành dệt may vẫn lên mục tiêu doanh thu gần tỷ USD vào năm 2025, thành điểm đến "trọn gói" cho thời trang xanh
- Kido báo lãi nửa đầu năm tăng gấp rưỡi lên 501 tỷ đồng, tăng tuyển dụng 600 công nhân nhà máy cho mùa Bánh Trung Thu 2023
- Chuỗi burger “hàng hiệu” Shogun Burger của Nhật sắp mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, bất chấp "đàn anh" McDonald's, Subway chật vật tìm chỗ đứng