Bán hàng qua kênh thứ 3: phụ thuộc và đầy rủi ro, đâu là lối thoát an toàn cho nhà hàng truyền thống?
Theo ông Tuấn Nguyễn, Phó Tổng GĐ VCCorp," việc các nhà hàng truyền thống Việt đang phụ thuộc quá nhiều vào kênh bán hàng thứ ba sẽ rất nguy hiểm nếu chẳng may Facebook bị trục trặc, sàn TMĐT bị đóng cửa hay các kênh kia chèn ép về mức chiết khấu... sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số của nhà hàng." Cũng theo ông Tuấn, " tốt nhất các doanh nghiệp nên xây dựng kênh bán hàng riêng cho mình, không phụ thuộc vào các bên thứ ba. Đồng thời chỉ coi đây là kênh dẫn khách về trong khi vẫn đảm bảo thu hút khách hàng từ chính kênh mình xây dựng và quản lý".
Cậy dựa vào bên thứ 3, những rủi ro có thể đối mặt
Chịu rủi ro về chia sẻ doanh thu
Thực tế, việc sử dụng các ứng dụng đặt hàng từ bên thứ ba đồng nghĩa với việc bạn phải chia sẻ một mức lợi nhuận nhất định từ 17-20% tùy vào từng nhà hàng cụ thể. Điều này có nghĩa là nếu lượng đơn hàng lớn, lợi nhuận thu về sẽ khả quan. Tuy nhiên, vào đợt thấp điểm hoặc hạn chế mua hàng do dịch Covid như hiện nay, nguy cơ doanh nghiệp hòa vốn, thậm chí bị lỗ là rất cao. Chưa kể trường hợp các đơn vị thứ 3 có sự thay đổi, tăng mức phí chia sẻ doanh thu, người bị thiệt chắc chắn sẽ là các nhà hàng.
Bị chia sẻ dữ liệu người dùng
Sử dụng các app đặt đồ ăn trực tuyến đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bị chia sẻ dữ liệu người dùng. Lấy một ví dụ, bạn là thương hiệu bánh mì rất nổi tiếng với một lượng khách quen đông đảo. Tuy nhiên sẽ ra sao nếu khách hàng này chủ yếu đặt bánh mì của bạn qua app của đơn vị thứ 3- nơi sẽ gợi ý thêm cho họ về các cửa hàng bánh mì khác nữa. Khi đó nghiễm nhiên bạn sẽ phải chia sẻ một phần khách hàng thân thiết cho chính đối thủ của mình.
Khó xây dựng chiến lược Marketing cho riêng mình
Như đã nói ở trên, việc không được quản lý trực tiếp các dữ liệu khách hàng cũng khiến doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc tiếp thị lại, xây dựng mối quan hệ thân thiết với các khách hàng trung thành. Đồng thời, khiến bạn mãi mãi bị lệ thuộc vào các app đặt hàng từ bên thứ ba mà không thể có được tệp khách hàng tiềm năng cũng như xây dựng chiến lược marketing cho riêng mình.
BizFly Nhà hàng - Giải pháp bán hàng chủ động cho mọi nhà hàng
Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm tốt nhất để các nhà hàng truyền thống xây dựng kênh bán hàng chủ động cho riêng mình. Và Bizfly Nhà hàng với ưu điểm là công cụ "mì ăn liền", đơn giản, dễ sử dụng, có thể ứng dụng được ngay giúp doanh nghiệp tăng thu bù trade ngay ở thời điểm hiện tại.
Thách thức của doanh nghiệp khi áp dụng công nghệ mới là mất thời gian làm quen, học, hiểu thuật ngữ chuyên môn. Việc cử hẳn ra một người chỉ để điều hành tool trong thời điểm này là không thể. Bizfly Nhà hàng được chuẩn hoá để mọi nhân viên và chủ cửa hàng đều có thể dùng được ngay lập tức mà không mất thời gian tìm hiểu cách sử dụng. Với từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, chỉ cần có mạng và mobile là bất cứ ai cũng có thể làm chủ công cụ này nhanh chóng. Nhờ đó, dù là quản lý, chủ cửa hàng, nhân viên hay đầu bếp đều có thể dễ dàng làm quen và bắt nhịp ngay với việc bán hàng online mà không gặp phải bất cứ trở ngại hay khó khăn nào.
Tiết kiệm chi phí
Bizfly Nhà hàng được xây dựng dành riêng cho mô hình nhà hàng với quy trình chuẩn từ đặt bàn online, gọi món, giao hàng, kiểm kê nên giúp tiết kiệm tối đa nhân sự, tránh chồng chéo công việc giữa các bộ phận trong cùng nhà hàng, hoặc giữa các cơ sở khác nhau (với chuỗi nhà hàng).
Đa năng là vậy nhưng chi phí cho công cụ này chỉ nhỉnh hơn một chút so với các gói chatbot đơn thuần và tất nhiên, tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc thiết kế website.
Hoạt động hiệu quả ngay cả khi tinh giản bộ máy nhân sự
Với Bizfly Nhà hàng, chỉ một nhân sự duy nhất vẫn có thể quản lý toàn bộ cửa hàng, thậm chí là chuỗi các cửa hàng khác nhau.
Lí do là vì công cụ này được tích hợp sẵn chatbot tư vấn và chốt đơn tự động thay thế 80% công việc của nhân viên tư vấn, lễ tân trực nhà hàng. Công cụ này cũng sở hữu các tính năng push sale tự động, gửi coupon, mã giảm giá, chương trình khuyến mãi đến khách hàng như một nhân viên Marketing thực thụ. Nhờ đó, ngay cả khi có nguồn nhân lực hạn chế, nhà hàng vẫn có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả trong mùa dịch.
Ánh Dương
Theo: Nhịp sống kinh tế
TIN CŨ HƠN
- 3 công cụ hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ, kinh doanh trực tiếp “lội ngược dòng” mùa dịch
- Bậc thầy marketing Philip Kotler chỉ ra 3 sai lầm tiếp thị các công ty thường gặp phải khi kinh tế hỗn loạn
- Những mẹo nhỏ trong bán hàng được các thương hiệu lớn áp dụng để tăng doanh thu
- Cách thức đặt giá sản phẩm đơn giản giúp thu được doanh thu cao hơn, người làm kinh doanh và tiếp thị đều cần biết
- 40 phương pháp thông minh xử lý từ chối dành cho Sale B2B
- 4 câu hỏi giúp bạn gây ấn tượng cực mạnh với nhà tuyển dụng
- "Bán hàng online tuy thu nhập cao nhưng không ổn định, thi vào công chức rồi ngồi mát ăn bát vàng": Xin lỗi, nghề nào cũng có cái khổ riêng và không có nghề nào là ổn định
- Quản trị & Khởi nghiệp F&B - Bài 3: 07 xu hướng chiến lược đổi mới ngành F&B
- Nhân viên Amazon vừa lỡ tay làm rò rỉ template email marketing gửi cho khách hàng: Ai làm sales hay marketing đều nên đọc ngay để học hỏi!
- Warren Buffett khẳng định người nói giỏi trước đám đông có thể kiếm gấp đôi số tiền mình có và đây là cách để rèn luyện kỹ năng theo HLV nghề nghiệp