Đây chính là mối đe doạ suy thoái kinh tế toàn cầu
Đại dịch khiến nền tài chính rơi vào tình trạng bất ổn, gây ra mối đe doạ cho nền kinh tế toàn cầu. Nếu nền kinh tế tiếp tục suy thoái sẽ khiến cho người tiêu dùng thay vì chi tiêu, sẽ tiếp tục tiết kiệm.
Một cuộc khảo sát mới của YouGov trên 26 quốc gia cho thấy người tiêu dùng khắp nơi đang lo sợ mất việc và tình hình tài chính trong gia đình của họ. Người tiêu dùng cũng trở nên thận trọng hơn trong việc chi tiêu và đầu tư.
Một số nhà hoạch định chính sách cho biết: "Sẽ mất kha khá thời gian để mọi người có thể sẵn sàng chi tiêu trong các cửa hàng, sân bay hay nhà hàng".
Bảo đảm việc làm là mối quan tâm lớn nhất đối với nhiều người. So với tháng trước, hơn 30% người lao động lo mất việc làm. Khảo sát cho biết, một nửa số người được hỏi vẫn đang cắt giảm chi tiêu trong tiêu dùng. Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng khi có trợ cấp, người dân ở Mỹ sẽ muốn tiết kiệm gấp ba lần và người dân ở Anh sẽ tiết kiệm gấp bốn lần so với trước đây.
Sau quý 2, tỷ lệ mất việc tăng cao, Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính rằng thiệt hại cho thị trường lao động lên đến 400 triệu việc làm toàn thời gian kể từ khi nền kinh tế đóng cửa do đại dịch.
Theo các dữ liệu theo dõi phục hồi kinh tế YouGov, dựa trên khảo sát với 27.681 người, ngay cả khi nền kinh tế dần mở cửa, những nỗi lo sợ mất việc vẫn không giảm bớt. Ở hầu hết các quốc gia, trong tám tuần trước, tỷ lệ người lao động lo sợ sẽ mất việc làm chiếm 10%. Hoa Kỳ, nơi đang phải trải qua những đợt bùng phát mới của đại dịch, số người lo ngại sẽ mất việc làm gia tăng, 23% người lao động cảm thấy không an tâm với công việc của họ. Hai tuần trước, con số này chỉ nằm ở mức 18%.
Sự lo lắng này là nguyên nhân chủ yếu khiến hầu hết người dân trở nên thận trọng với trong việc tiêu dùng. Khi được hỏi họ sẽ làm gì với số tiền trợ cấp tương đương với thu nhập một tháng, số người trả lời rằng họ sẽ gửi ngân hàng tăng cao hơn. Ở Hoa Kỳ, 37% trên tổng số người được hỏi trả lời rằng họ sẽ tiết kiệm. Trong khi đó, chỉ có 13% trả lời rằng họ sẽ chi tiêu. Ở Anh, tỷ lệ này thậm chí còn đáng báo động hơn, khi mà 58% người cho biết họ sẽ tiết kiệm, và chỉ có 13% cho rằng họ sẽ chi tiêu.
Khảo sát tương tự ở các nước như Úc, Ấn Độ, Pháp, Indonesia, Na Uy và Canada, khoảng 40% người dân cũng chọn sẽ tiết kiệm. Một tỷ lệ nhỏ người dân lựa chọn sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán, tuy nhiên ở tất cả các quốc gia kể trên, tỷ lệ này đều dưới 20%.
Trong khi đó, ở các quốc gia trên thế giới, khoảng 1 trên 4 hộ gia đình đã phải sử dụng quỹ tiết kiệm để vượt qua giai đoạn khủng hoảng, hơn 10% người dân phải gánh thêm nợ trong giai đoạn này. Tuy nhiên đi kèm với nỗi sợ mất việc hay nỗi sợ ảnh hưởng đến thu nhập, người dân chọn cách cắt giảm chi tiêu hơn là phải sử dụng đến ngân sách gia đình của họ.
Theo cuộc thăm dò ý kiến, tỷ lệ người tiêu dùng cắt giảm những chi phí không cần thiết cao hơn nhiều so với những người phải sử dụng đến quỹ tiết kiệm để trang trải chi phí.
TIN CŨ HƠN
- Hậu Covid-19: Khách hàng vẫn sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm chất lượng
- Bán lẻ sẽ “không bơi” nếu không bị “ném xuống nước”
- Chuyên gia góp ý về thời gian giãn thuế cho DN: Chưa kịp hồi sức, lại phải cấp cứu
- Duy trì và mở rộng kinh doanh trong giai đoạn "bình thường mới": Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?
- TS Vũ Thành Tự Anh chỉ cách giúp hàng loạt chuỗi F&B lớn Golden Gate, The Coffee House, KFC... tiếp cận được gói tín dụng 600.000 tỷ của ngân hàng
- Online hay là chết - Lựa chọn khắc nghiệt mùa Covid: Doanh nghiệp của bạn chọn dẫn dắt làn sóng số hay để nó cuốn trôi?
- Bộ Công Thương chỉ ra những vấn đề về giá thịt lợn
- Nhân công, mặt bằng, lãi ngân hàng... đâu là gánh nặng lớn nhất của doanh nghiệp Việt thời COVID-19?
- Dịch Covid-19 đã khiến các nhà bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử ở Đông Nam Á thay đổi thế nào?
- Qua rồi thời quảng cáo bát nháo: Khách hàng sẽ tìm đến người bán hàng "có tâm". Những kẻ vô đạo đức dù "hót" hay cỡ nào cũng sẽ bị đào thải!