Chỉ số trao quyền người tiêu dùng tại Việt Nam chỉ ở mức trung bình thấp
Tại “Hội nghị triển khai chương trình doanh nghiệp vì người tiêu dùng và hệ thống tổng đài 1800.6838” do Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng tổ chức sáng 25/9, bà Phạm Quế Anh - chuyên gia GIZ, cho biết chỉ số trao quyền cho người tiêu dùng tại Việt Nam chỉ đạt ở mức trung bình thấp.
Cụ thể, theo quy định về Chỉ số trao quyền cho người tiêu dùng trong ASEAN, nếu một quốc gia đạt 104-130 điểm thì người tiêu dùng ở nước đó có thể được coi là có mức độ trao quyền cao, nếu đạt 78-103 điểm thì người tiêu dùng có mức độ trao quyền trung bình, nếu đạt dưới 78 điểm là mức độ trao quyền thấp.
Theo đánh giá, Việt Nam đạt 82,96 điểm - tương đương với mức trung bình thấp trong khu vực. Vì thế, đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư của Chính phủ và sự nhất trí, đồng lòng, đóng góp của toàn xã hội vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Các biện pháp cụ thể hóa bao gồm xây dựng và ban hành các quy phạm pháp luật, tuyên truyền giáo dục và cảnh báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng. Bộ công thương cũng sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo vệ người tiêu dùng, đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm.
Tại hội nghị, Bộ công thương cũng cho biết đã nâng cấp để tiếp tục sử dụng tổng đài tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng với đầu số 1800.6838, sử dụng trên toàn quốc. 6838 tương ứng với các chữ “N”, “T”, “D’, “V” trên bàn phím điện thoại, mang ý nghĩa “Người Tiêu Dùng Việt”.
Bên cạnh việc miễn phí cuộc gọi, tư vấn viên là những cán bộ đã có gần 11 năm kinh nghiệm, toàn bộ quy trình sẽ được hệ thống hóa, số hóa và điện tử hóa, kết nối mở, hỗ trợ các đơn vị kết nối trực tiếp đến tổng đài.
Ngoài tổng đài, fanpage “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” trên nền tảng Facebook cũng sẵn sàng tiếp nhận, xử lý những thắc mắc, khiếu nại của người dân.
T.D
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Thương mại toàn cầu đồng loạt tăng trưởng mạnh kéo theo các nền kinh tế phục hồi
- Bộ Công thương dự kiến thương mại trong nước đạt 13,5% giá trị tăng thêm vào GDP đến năm 2025
- CEO Leflair nhận định về các ông lớn trên thị trường TMĐT Việt Nam: Tiki truyền cảm hứng, Shopee “kỳ diệu” nhưng Lazada mới bền vững nhất
- Gió đổi chiều trong chuỗi cung ứng toàn cầu
- Đây chính là mối đe doạ suy thoái kinh tế toàn cầu
- Hậu Covid-19: Khách hàng vẫn sẵn sàng chi tiền cho những sản phẩm chất lượng
- Bán lẻ sẽ “không bơi” nếu không bị “ném xuống nước”
- Chuyên gia góp ý về thời gian giãn thuế cho DN: Chưa kịp hồi sức, lại phải cấp cứu
- Duy trì và mở rộng kinh doanh trong giai đoạn "bình thường mới": Hướng đi nào cho doanh nghiệp Việt?
- TS Vũ Thành Tự Anh chỉ cách giúp hàng loạt chuỗi F&B lớn Golden Gate, The Coffee House, KFC... tiếp cận được gói tín dụng 600.000 tỷ của ngân hàng