Mô hình giải trí mới đang thay thế các đơn vị bán lẻ “mỏ neo” truyền thống
Theo dõi các công ty cổ phần tư nhân và hoạt động đầu tư mạo hiểm thông qua PitchBook, một đơn vị cung cấp dữ liệu, cho thấy các mô hình này đang phát triển rất nhanh. Từ năm 2013 đến này, tổng chi phí đầu tư vào F&B ở mức 58,2 tỷ bảng Anh. Nhưng hiện đang có dấu hiệu chững lại. Các hoạt động giải trí thể thao cũng đã thu hút được 31,8 tỷ bảng Anh.
Trái lại, mảng ghi nhận mức vốn đầu tư tăng vọt là các mô hình giải trí mới đang dần được tích hợp vào không gian thực. Phân khúc này đã thu hút được 19,8 tỷ bảng từ năm 2013.
Thực tế của ngành bán lẻ đang chỉ ra, những ý tưởng mới hấp dẫn hiện đang thu hút khách hàng đến với trung tâm thương mại, và các chủ mặt bằng ngày càng ghi nhận việc cần đầu tư thêm vào lĩnh vực giải trí để biến trung tâm của mình thành một điểm đến.
Tuy sự gia nhập của các mô hình mới đang lan rộng nhưng việc dành mặt bằng cho các hoạt động giải trí vẫn đang vấp phải một số thách thức
Quả thực, với các trung tâm thương mại ở Mỹ, châu Âu và châu Á, làn sóng mở rộng này đang dần thay thế các đơn vị bán lẻ mỏ neo (thường là các đơn vị lớn nhằm thu hút đa dạng khách hàng đến với trung tâm thương mại) truyền thống bằng các mô hình giải trí mới.
Các hoạt động trước đây từng nằm ở ngoại thành nay đang được mang vào khu vực trung tâm. Một xu hướng mạnh mẽ hiện nay là giao tiếp xã hội có tính cạnh tranh. Trong xu hướng này, mối quan tâm của các nhà đầu tư mạo hiểm vào các hoạt động như golf trong thành phố, nhập vai giải đố (escape room), bóng bàn, phi tiêu và các trò chơi điện tử truyền thống đang phản án nhu cầu kết hợp ăn uống và các hoạt động xã hội của khách hàng. Ví dụ như mô hình “crazy golf”. Chơi golf trong nhà, uống bia và cocktail kèm đồ ăn ngon đang chứng tỏ là một mô hình thành công tại Swingers ở London, Urban Putt ở San Francisco và Holey Moley ở Melbourne.
Hấp dẫn nhất là các mô hình ứng dụng công nghệ, ví dụ như VR nhập vai. Với các chủ mặt bằng, đây là cơ hội để thu hút các thương hiệu thử nghiệm nhỏ với yêu cầu đầu tư vốn ban đầu không quá lớn hoặc quá nhiều diện tích mặt bằng.
Một công ty đang nâng tầm xu hướng này là The Rec Room ở Canada, kết hợp VR, thiết bị giả lập với dịch vụ F&B và trò chơi điện tử truyền thống.
Theo các chuyên gia, việc các thương hiệu như Sears, Target và bây giờ là Home Outfitters đóng cửa, các chủ mặt bằng đang tìm các hoạt động giải trí tập trung vào điểm đến để thuê mặt bằng trống trong dự án của mình.”
Tương tự, Hero Entertainment, một đơn vị vận hành esports Trung Quốc, gần đây đã ký thỏa thuận trị giá 220 triệu bảng Anh với trung tâm thương mại K11 Malls ở Trung Quốc để đưa 9 trung tâm vào vận hành trong hệ thống, nhằm thu hút khách hàng nói chung đến trung tâm mua sắm đang ngày càng khó.
Theo Savills, tuy sự gia nhập của các mô hình mới đang lan rộng nhưng việc dành mặt bằng cho các hoạt động giải trí vẫn đang vấp phải một số thách thức. Nhiều mô hình hiện chưa được thử nghiệm, và câu chuyện về tuổi thọ của những mô hình này vẫn còn là một dấu chấm hỏi. Việc lắp đặt trang trí mặt bằng thường đòi hỏi các hợp đồng thuê kéo dài để cân đối với chi phí. Theo thời gian, mỹ quan mặt bằng bán lẻ trong mắt khách hàng có thể không còn hấp dẫn. Tuy vậy, điều này cũng có thể là động lực để các chủ mặt bằng sáng tạo hơn trong chiến lược cho thuê, tăng tính linh hoạt thông qua cơ cấu thay đổi khách thuê và liên doanh với đơn vị vận hành.
“Khách hàng trong ngành bán lẻ đang thay đổi từng ngày. Tương lai họ sẽ là những con người của kỷ nguyên công nghệ, với thời đại của smart-phone, facebook hay những tiện ích công nghệ khác. Các doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải liên tục thay đổi để bắt kịp xu hướng; các dự án bất động sản bán lẻ vì vậy cũng cần phải thích ứng để không bị đào thải”, đại diện Savills nhấn mạnh.
Phương Nga
Theo: Trí Thức Trẻ
TIN CŨ HƠN
- Hệ thống bán lẻ hiện đại hợp tác tiêu thụ vải thiều
- Decathlon mở cửa hàng thứ hai tại Việt Nam
- Thị trường bán lẻ có doanh số 85 tỉ đô sau 5 tháng
- Đại gia bán lẻ tháo chạy
- Hàng Việt chiếm tỉ lệ cao tại thị trường nội địa
- Siêu thị ngoại tháo lui khỏi Việt Nam: Áp lực cạnh tranh hay cơ chế?
- Trước Auchan, những "ông lớn" bán lẻ nào đã rút khỏi Việt Nam
- Trước Vinmart, một nhà bán lẻ từng triển khai Virtual Store và thắng lớn: Doanh số trực tuyến tăng 130%, vươn lên trở thành chuỗi bán lẻ online số 1 Hàn Quốc
- Vingroup mở “Siêu thị Vinmart 4.0” - Virtual Store đầu tiên tại Việt Nam: Khách chỉ cần nhìn áp phích và quét mã QR, 2 tiếng sau hàng đã tới cửa nhà
- Vì sao ông lớn bán lẻ Pháp, Đức… tạm biệt Việt Nam?